TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 24

đựng nổi, nên dẫn đến diệt vong. Đó đều là những điều trẫm tận mắt
trông thấy. Bởi vậy trẫm sớm tối nỗ lực không sờn, chỉ mong được
thanh tịnh vô vi nhi trị, làm cho thiên hạ thái bình vô sự, cuối cùng
không còn phải dấy lên binh đao, hàng năm ngũ cốc được mùa, trăm
họ an cư lạc nghiệp. Trị nước giống như trồng cây, gốc có vững cành
lá mới xanh tươi. Bậc quân vương làm được điều thanh tịnh vô vi nhi
trị thì sao trăm họ không thể có được cuộc sống an cư lạc nghiệp?

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ mười sáu, Đường Thái Tông bảo quần thần:
− Có trường hợp vua ở trên hôn loạn, bề tôi ở dưới trị vì; có

trường hợp bề tôi ở dưới làm loạn, vua ở trên trị vì. Nếu so sánh hai
trường hợp thì trường hợp nào nghiêm trọng hơn?

Đặc tiến Ngụy Trưng đáp:
− Nhà vua hết lòng trị nước sẽ có thể minh xét lỗi lầm của bề tôi,

xử phạt một người sẽ cảnh cáo được trăm người, ai còn dám không sợ
oai nghiêm mà tận lực làm việc? Nếu vua ở trên hôn ám tàn bạo,
không nghe lời can gián của trung thần thì dù có các bậc tôi hiền như
Bách Lý Hề, Ngũ Tử Tư ở nước Ngu, nước Ngô cũng không thể cứu
được họa hoạn, nguy cơ nước mất thân vong cũng theo đó sinh ra.

Thái Tông nói:
− Nếu nhất định là như vậy thì Văn Tuyên Đế của Bắc Tề là một

hôn quân tàn bạo, Dương Tôn Nhan lại dùng phương pháp đúng đắn
để phò trợ ông ta trị vì tốt Bắc Tề, như thế lý giải thế nào?

Ngụy Trưng nói:
− Tôn Nhan bù đắp cho lỗi lầm của vua, cứu trị được trăm họ nên

mới giúp Bắc Tề tránh được họa loạn, nhưng đôi khi ông ấy cũng rất
gian nguy khốn khổ. Điều này không thể so sánh với việc vua nghiêm
minh sáng suốt, bề tôi biết sợ quốc pháp và dám thẳng lời khuyên can,
mọi người đều được tin dùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.