dữ dự báo trước, đây chính là lúc bệ hạ cảnh giác lo sợ, suy nghĩ đến
thiên hạ và chăm lo chính sự. Nếu nhìn thấy cảnh giới mà lo sợ, thì lựa
chọn ý kiến hay mà làm theo, cẩn thận hành sự như Chu Văn Vương,
quy tội cho mình như Ân Thương. Thường xuyên thực hiện các biện
pháp trị nước của đế vương đời trước; suy nghĩ sửa đổi những việc bại
hoại đạo đức hiện tại, cùng thiên hạ thay cũ đổi mới, như thế ngôi vua
có thể lưu truyền muôn thuở, cả nước đều may mắn, làm gì có việc tai
họa bại vong xảy ra? Như thế sự yên nguy, trị loạn của nước nhà đều
phụ thuộc vào một mình quân vương mà thôi. Nay nền tảng thái bình
đã cao như trời, chỉ còn thiếu một sọt đất nữa là thành công. Cơ hội
nghìn năm khó có. Quân chủ anh minh có thể làm được mà không
làm, đó chính là nguyên nhân tiểu thần lo lắng trong lòng mà thở dài.
Thần quả thật ngu muội nông cạn, không thông hiểu mấu chốt
của chính sự, liệt kê sơ qua mười điều nhìn thấy để dâng lên bên tai
thánh quân. Mong rằng bệ hạ tiếp thu kiến nghị của thần, tham khảo
kiến giải của kẻ thiển lậu, mong có một chút ý kiến đúng đắn để bổ
cứu cho thiếu sót của bệ hạ, thế thì chết cũng như sông, cam tâm tiếp
nhận hình phạt.
Bản tấu được dâng lên, Thái tông nói với Ngụy Trưng: Bề tôi thờ
vua, thuận theo ý chỉ dễ, chống lại ý vua cực khó. Khanh làm đại thần
phò tá của trẫm, thường trình bày suy nghĩ của mình dâng lên trẫm.
Trẫm nay biết lỗi thì sửa, có lẽ có thể làm việc tốt đến cùng. Nếu trẫm
đã vi phạm những điều khanh nói thì còn mặt mũi nào nhìn khanh?
Rồi sẽ dùng biện pháp gì để trị vì thiên hạ? Từ khi đọc được bản tấu
của khanh, trẫm đã suy ngẫm và cảm thấy lời khanh nói đúng đắn giàu
thuyết phục, trẫm dán nó trên bình phong, sớm tối cung kính đọc. Lại
sao chép lại giao cho sử quan, hy vọng người nghìn năm sau biết được
chuẩn mực quân thần cần phải tuân thủ.
Thế rồi Thái Tông ban thưởng cho Ngụy Trưng mười cân vàng,
hai con ngựa tốt trong cung.