TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 49

nhuần tâm điền trẫm, lòng trung thành chính trực của khanh nhất thời
không nói hết được.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ tám, Thái Tông bảo thị thần:
− Mỗi lần trẫm nhàn rỗi tĩnh tọa, lại tự kiểm lòng mình, thường

sợ việc làm của mình trên không hợp ý trời, dưới bị dân oán hận. Chỉ
muốn có được người chính trực hết lòng khuyên can, hy vọng điều
mình mắt thấy tai nghe tương thông với bên ngoài, làm cho trăm họ
không oán hận trong lòng mà cố kết không thông. Ngoài ra, gần đây
nhìn thấy những người đến dâng tấu, phần lớn vì lòng sợ hãi mà lời
nói không ra đầu cuối. Tấu việc bình thường mà tình hình còn như vậy
huông hồ là muốn trực ngôn can gián, chắc chắn sẽ sợ chạm phải vảy
rồng ngược. Bởi vậy dù việc tấu lên không hợp ý trẫm, trẫm cũng
không cho là phạm thượng. Nếu khi ấy trẫm trách mắng, trẫm sợ
người tấu việc sẽ sợ hãi, sao còn dám nói nữa?

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ mười lăm, Đường Thái Tông hỏi Ngụy

Trưng:

− Gần đây các đại thần trong triều đều không bàn chính sự, tại

sao vậy?

Ngụy Trưng đáp:
− Bệ hạ khiêm tốn tiếp thu ý kiến của bề tôi, đáng lẽ phải có

chuyện để nói. Nhưng như cổ nhân nói: “Người không tín nhiệm đến
khuyên can thì bị cho là phỉ báng mình; người tín nhiệm không đến
khuyên can thì gọi là được ăn lộc mà không tận chức”. Thế nhưng, tài
năng khí độ mỗi người mỗi khác. Kẻ yếu đuối tuy có cái tâm chính
trực nhưng không thể nói ra; kẻ bị vua xa lánh thì lo không được tín
nhiệm nên không dám nói; kẻ trong lòng chỉ nghĩ đến bổng lộc thì chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.