TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 50

lo bất lợi cho bản thân, cho nên không dám nói. Bởi vậy người ta giữ
im lặng, để trôi theo sóng, sống qua ngày.

Thái Tông nói:
− Quả như khanh nói. Trẫm thường nghĩ đến việc này, bề tôi tuy

muốn can gián, nhưng lại sợ chuốc lấy họa tử vong, khác nào gần vạc
thì bị nấu, chơi kiếm sắc thì bị chém. Cho nên bề tôi trung trinh không
phải không muốn hết lòng trung thành, mà là rất khó xử. Bởi thế ông
Vũ nghe được lời hay thì bái tạ, lẽ nào là vì nguyên cớ này? Nay trẫm
mở lòng, tiếp thu ý kiến can gián trực ngôn, các khanh đừng quá lo sợ,
mà không dám hết lòng khuyên can.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ mười sáu, Đường Thái Tông bảo Phòng

Huyền Linh:

− Người hiểu đúng bản thân mình là sáng suốt, nhưng thật khó

làm được điều này. Giống như người viết văn và người thợ đều tự cho
mình có tài hơn người, người khác không bì kịp. Nếu người thợ và văn
sĩ nổi tiếng đánh giá so sánh nhau thì những ngôn từ để hạ thấp nhau
dễ dàng xuất hiện. Như vậy, bậc quân vương phải được bề tôi phò tá,
can gián chỉ ra lỗi lầm của mình. Trong một ngày, quốc sự rất nhiều
mà chỉ một người giải quyết thì dù suy nghĩ cân nhắc mệt mỏi cũng
đâu có thể xử lý tốt mọi việc? Trẫm thường nghĩ đến Ngụy Trưng luôn
khuyên can trẫm trong bất cứ việc gì, nhiều việc nhằm đúng lỗi lầm
của trẫm, giống như tấm gương sáng soi vào mình, đẹp xấu đều lộ ra
hết.

Thế rồi nâng cốc, ban rượu cho bọn Phòng Huyền Linh để khích

lệ họ.

✽✽✽

Đường Thái Tông hỏi Gián nghị đại phu Chử Toại Lương:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.