ĐẠO LÀM VUA
N
ăm Trinh Quán thứ nhất, Đường Thái Tông bảo các đại thần thị
tòng:
− Phép làm vua là phải bảo tồn dân trước nhất, nếu hại dân để nuôi
mình thì giống như cắt thịt đùi mình lèn bụng, bụng tuy no đầy nhưng
người sẽ chết. Nếu muốn yên thiên hạ thì trước nhất bản thân phải có
hành vi đúng đắn. Chẳng bao giờ có chuyện thân ngay mà bóng cong,
trên trị vì tốt mà dưới hỗn loạn. Ta thường nghĩ, cái làm tổn thương
bản thân ta không xuất phát từ vật ngoài thân, mà phần lớn là tai họa
do các sở thích và ham muốn gây nên. Nếu quá yêu thích của ngon vật
lạ, chìm đắm trong tửu sắc thì ham muốn nhiều ắt cũng tổn thương
lớn. Điều này vừa có hại đến việc trị nước, vừa phiền nhiễu dân.
Huống chi lại nói ra những điều trái đạo lý thì sẽ khiến lòng dân ly tán,
oán hận sản sinh, việc phản nghịch cũng xuất hiện. Cứ nghĩ đến những
điều này ta lại không dám buông thả ham muốn để theo đòi hưởng lạc.
Quan Gián nghị đại phu Ngụy Trưng đáp lời:
− Bậc minh quân thời xưa phần lớn biết tu dưỡng bản thân nên có
thể trông xa thấy rộng. Xưa nước Sở tuyển dụng Chiêm Hà, hỏi ông
đạo trị nước. Chiêm Hà dùng phương pháp chú trọng tu dưỡng phẩm
đức bản thân để trả lời. Vua Sở lại hỏi hiệu quả trị nước ra sao? Chiêm
Hà đáp: “Chưa từng nghe nói phẩm hạnh bản thân đứng đắn mà nước
nhà vẫn rối ren”. Điều bệ hạ hiểu quả thực phù hợp với đạo lý cổ xưa.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ hai, Đường Thái Tông hỏi Ngụy Trưng: