Những nhà sử học đích thực khi đó đảo ngược lại giả định của
những nhà quan sát tự nhiên rằng sự quan sát, bản thân nó không
thể là một hành động của tự nhiên. Những nhà sử họcmà coi bản thân
thuộc về lịch sử đã cùng nhau từ bỏ sự giải thích. Chế độ thảo luận
phù hợp với kiểu lịch sử tự nhận thức như vậy là tường thuật.
Giống như giải thích, tường thuật liên quan đến một trình tự các
sự kiện và mang câu chuyện của nó đến một kết thúc. Tuy nhiên,
không có một nguyên tắc chung nào mà khiến kết quả này trở nên
cần thiết. Trong một câu chuyện chân thực, không có nguyên tắc
nào khiến bất kỳ hành động nào trở nên cần thiết. Những sự giải
thích đặt tất cả các khả năng rõ ràng vào trong ngữ cảnh của sự cần
thiết; các câu chuyện đặt tất cả điều cần thiết vào trong ngữ
cảnh của khả năng.
Sự giải thích có thể cho phép một mức độ tùy ý nhất định, nhưng
nó không thể hiểu sự tự do. Chúng ta không giải thích gì cả khi chúng
ta nói rằng mọi người làm những việc họ làm vì họ chọn làm chúng.
Mặt khác, sự tạo ra kết quả không thể tìm được vị trí trong tường
thuật. Chúng ta không kể câu chuyện nào cả khi chúng ta cho thấy
rằng mọi người làm những việc họ làm vì họ bị bắt làm chúng – bởi
gen của họ, hoàn cảnh xã hội của họ, hay ảnh hưởng của thánh thần.
Sự giải thích giải quyết các vấn đề, cho thấy rằng các vấn
đề phải kết thúc theo cách chúng đã kết thúc. Sự tường thuật đưa
ra các vấn đề, cho thấy rằng các vấn đề không kết thúc theo
cách chúng phải kết thúc mà theo cách chúng kết thúc trong thực
tế. Sự giải thích đặt sang một bên nhu cầu hỏi tiếp; sự tường thuật
kêu gọi chúng ta nghĩ lại những gì chúng ta nghĩ là chúng ta đã biết.
Nếu sự im lặng của tự nhiên là khả năng ngôn ngữ, thì ngôn ngữ
là khả năng của lịch sử.