không kỳ vọng người nghe thấy những gì người nói đã biết, mà kỳ
vọng chia sẻ một tầm nhìn mà người nói đã không thể có nếu
thiếu sự đáp lại của người nghe.
Người nói và người nghe hiểu nhau không phải vì họ có chung
kiến thức về một thứ gì đó, và không phải vì họ đã thiết lập một sự
tương đồng về tâm trí, mà vì họ biết “cách tiến lên” cùng nhau
(Wittgenstein).
77.
Vì nó là địa chỉ, luôn tham gia dựa trên phản ứng của người được
chỉ đến, lời nói vô hạn có dạng nghe. Lời nói vô hạn không kết thúc
trong sự im lặng mang tính tuân lệnh của người nghe, mà tiếp diễn
thông qua sự im lặng mang tính chăm chú của người nói. Đó không
phải sự im lặng mà trong đó lời nói chết, mà là sự im lặng mà từ đó
lời nói sinh ra.
Người nói vô hạn không trao tiếng nói cho người khác, mà nhận
tiếng nói từ người khác. Khi đó, người nói vô hạn không hấp dẫn
thế giới với tư cách là khán giả, không nói trước một thế giới, mà
thể hiện bản thân như là khán giả thông qua việc nói chuyện với
người khác. Lời nói hữu hạn thông báo cho người khác về thế giới –
vì lợi ích của việc được nghe. Lời nói vô hạn tạo nên một thế giới về
người khác – vì lợi ích của việc nghe.
Chính vì lý do này mà các vị thần , vì họ nói như là chúa tể của
thế giới này, một cách quyền uy, nói trước thế giới này và do đó
không thể thay đổi nó. Những vị thần như vậy không thể tạo nên
một thế giới mà chỉ có thể là sự sáng tạo của một thế giới – chỉ có
thể là các thần tượng. Một vị thần không thể tạo nên một thế giới
và có quyền uy trong thế giới đó. “Những tôn giáo mà thể hiện
thánh thần như là đang ra lệnh bất cứ khi nào họ có quyền lực