Nếu tôi kể chuyện như một cách để đưa ra một vấn đề thảo
luận hay chọc cười khán giả thì tôi không kể nó vì lợi ích của chính
nó. Kể một câu chuyện vì lợi ích của chính nó là kể nó không vì lý do
nào khác ngoài lý do nó là một câu chuyện. Những câu chuyện lớn có
đặc điểm này: Lắng nghe chúng và học chúng là trở thành người kể
chúng.
Phản ứng đầu tiên của chúng ta đối với việc nghe một câu
chuyện là muốn tự kể nó – câu chuyện càng lớn thì chúng ta càng
muốn. Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian và công sức để sắp xếp
một tình huống cho việc kể lại nó. Nó như thể bản thân câu chuyện
này đang tìm kiếm những dịp thích hợp để tái xuất và lợi dụng
chúng ta làm đại lý trung gian của nó. Chúng ta không ra ngoài tìm
kiếm câu chuyện cho chúng ta, mà các câu chuyện đã tìm ra chúng
ta cho bản thân chúng.
Những câu chuyện lớn không thể bị quan sát, cũng giống như
một trò chơi vô hạn không thể có một khán giả. Một khi tôi nghe
chuyện, tôi đã đi vào trong các chiều của nó. Tôi ở trong không gian
của nó tại thời gian của nó. Khi đó, tôi không hiểu câu chuyện theo
trải nghiệm của tôi, mà hiểu trải nghiệm của tôi theo câu chuyện.
Những câu chuyện mà có sức mạnh thần thoại lâu dài, thông qua
trải nghiệm,đã đạt đến điểm chạm vào tính thiên tài trong mỗi
chúng ta. Nhưng trải nghiệm là kết quả của cái chạm mang tính sản
sinh này, chứ không phải nguyên nhân của nó. Đây là trường hợp mà
chúng ta thậm chí có thể nói rằng nếu chúng ta không thể kể một
câu chuyện về những điều đã xảy ra với chúng ta thì không có gì đã
xảy ra với chúng ta cả.
Không phải lý thuyết về sự vô thức của Freud dẫn ông đến
Oedipus, mà chính thần thoại Oedipus đã định hình cách ông lắng
nghe bệnh nhân của mình. “Có thể nói lý thuyết về các bản năng,”
ông viết, “là thần thoại của chúng ta.” Khi đó, lý thuyết về sự vô