thức mà theo sau từ nó cũng vậy, và cả siêu bản ngã, và cả bản ngã.
Đây là một thần thoại về những sức mạnh thơ ca mà lớn đến mức
không chỉ thay đổi cách chúng ta hiểu trải nghiệm của chúng ta, mà
thay đổi cả chính trải nghiệm của chúng ta. Ai trong chúng ta không
biết về một cuộc khủng hoảng bản ngã, sự hiện diện đầy khó chịu
của các cảm xúc không mong muốn, hay sự phản lại đáng lo ngại từ
một hoạt động tình dục được thể hiện một cách đa dạng? Những trải
nghiệm này không được miêu tả bởi nhà khoa học lạnh lùng Freud;
chúng trở nên khả thi bởi người mơ mộng hoang đường Freud.
Vì các thần thoại giúp trải nghiệm cá nhân trở nên khả thi, chúng
cũng giúp trải nghiệm tập thể trở nên khả thi. Toàn bộ các nền văn
minh đều xuất phát từ các câu chuyện – và không thể xuất phát từ
bất cứ cái gì khác. Không phải trải nghiệm lịch sử của người Do Thái
khiến kinh Torah trở nên có ý nghĩa. Kinh Torah chỉ là một bản
miêu tả sự hình thành trái đất và những người Do Thái đầu tiên,
cũng như lý thuyết về các bản năng chỉ là một bản miêu tả tinh
thần của một đám tư sản người Viên vào đầu thế kỷ XX. Kinh
Torah không phải câu chuyện về người Do Thái; nó là thứ biến Đạo
Do Thái thành một câu chuyện.
Chúng ta kể thần thoại vì lợi ích của chúng, vì chúng là các câu
chuyện mà khăng khăng đòi là các câu chuyện – và khăng khăng đòi
được kể lại. Chúng ta sống nhờ cái chạm của chúng.
Dù chúng ta có nghiêm túc đến đâu trong việc coi chúng là
poiema vô cùng trì trệ, và gán những ý nghĩa siêu hình lên chúng,
chúng vẫn hồi sinh từ sức sống của riêng chúng. Khi chúng ta nhìn
vào một câu chuyện để tìm ý nghĩa của nó, đó luôn luôn là một ý
nghĩa mà chúng ta đã mang theo cùng chúng ta để nhìn vào.
Các thần thoại giống như những cây phép thuật trong khu vườn
văn hóa. Chúng không phát triển trên mà từ mặt đất im lặng của tự