TRÒ CHƠI HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN - Trang 60

46.

Vì văn hóa mang tính đường chân trời nên nó không bị giới hạn

thời gian và không gian.

mức độ thời kỳ Phục Hưng là văn hóa đích thực thì nó không

bao giờ kết thúc. Ai cũng có thể tham gia vào trạng thái làm mới lại
tầm nhìn của nó. Điều này không có nghĩa là chúng ta lặp lại
những gì chúng ta đã làm. Tham gia vào một văn hóa không phải là
làm những gì người khác làm, mà là làm bất kỳ điều gì một người
làm với những người khác.

Đây là lý do tại sao tất cả những người mới tham gia một văn hóa

đều vừa tham gia vào một bối cảnh đang tồn tại vừa thay đổi bối
cảnh đó. Mỗi người mới nói ngôn ngữ của nó đều vừa học ngôn ngữ
đó vừa thay đổi nó. Mỗi sự áp dụng mới một truyền thống đều
biến nó thành một truyền thống mới – cũng giống như một gia
đình có đứa trẻ vừa được sinh ra, gia đình đó đã tồn tại từ trước khi
đứa trẻ được sinh ra nhưng lại là một gia đình mới sau khi đứa trẻ
được sinh ra.

Sự trao đổi qua lại của quá trình biến đổi này không liên quan gì

với thời gian. Thực tế rằng thời kỳ Phục Hưng bắt đầu vào thế
kỷ XIV – XV không liên quan gì đến khả năng của nó trong việc thay
đổi đường chân trời của chúng ta. Sự trao đổi qua lại này có ảnh
hưởng hai chiều. Những người có đường chân trời chịu ảnh hưởng
của thời kỳ Phục Hưng cũng ảnh hưởng ngược lại đường chân trời của
thời kỳ Phục Hưng.Bất kỳ văn hóa nào mà tiếp tục ảnh hưởng đến
tầm nhìn của chúng ta cũng tiếp tục phát triển trong chính quá
trình thực hiện sự ảnh hưởng đó.

47.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.