TRÒ CHƠI HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN - Trang 61

Vì một văn hóa không phải là bất cứ thứ gì mọi người làm, mà là

bất cứ thứ gì mọi người làm với người khác, chúng ta có thể nói
rằng một văn hóa xuất hiện bất cứ khi nào mọi người chọn trở
thành một dân tộc. Chính với tư cách một dân tộc mà họ sắp xếp
với nhauluật lệ của họ, giá trị đạo đức của họ, và cách giao tiếp của
họ.

Nói cho đúng thì thời kỳ Phục Hưng không phải là một giai đoạn

mà một dân tộc, hơn nữa còn là một dân tộc không có ranh giới, và
do đó không có kẻ thù. Thời kỳ Phục Hưng không chống lại bất kỳ
ai. Bất kỳ ai không thuộc thời kỳ Phục Hưng đều không thể ra
ngoài phản đối nó, vì họ chỉ tìm thấy lời mời tham gia vào dân tộc
này.

Đôi khi một văn hóa bị phản đối bằng cách đàn áp các ý tưởng

của nó, các tác phẩm của nó, và cả ngôn ngữ của nó. Đây là chiến
lược thường thấy của một xã hội lo sợ văn hóa phát triển bên trong
các ranh giới của nó. Nhưng đây là một chiến lược chắc chắn thất
bại vì nó nhầm lẫn hành động sáng tạo (poiesis) với sản phẩm
(poiema) của hành động đó.

Các xã hội có đặc điểm tách rời ý tưởng khỏi nhà tư tưởng, poiema

khỏi poietes của nó. Một xã hội trừu tượng hóa tư duy của nó và ban
sức mạnh cho các ý tưởng nhất định như thể chúng tồn tại độc lập
với những người nghĩ ra chúng, kể cả những người đầu tiên tạo ra
chúng. Thực ra một xã hội nhiều khả năng có một ý tưởng về bản
thân nó mà không nhà tư tưởng nào có thể thách thức hay sửa đổi.
Những ý nghĩ được trừu tượng hóa – những ý nghĩ không có nhà tư
tưởng – là siêu hình học. Siêu hình học của một xã hội là hệ tư tưởng
của nó: những lý thuyết thể hiện bản thân như là sản phẩm của
người này hay người khác. Thời kỳ Phục Hưng không có hệ tư tưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.