TRÒ CHƠI HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN - Trang 63

gia cũng là sản phẩm của sự thanh bình trong thời gian dài, nếu
không muốn nói là ‘vĩnh viễn’”(Hegel).

Chiến tranh thể hiện bản thân như một điều cần thiết cho sự

tự bảo vệ, trong khi thực ra, nó cần thiết cho sự tự nhận dạng.

Nếu động lực của người chơi hữu hạn là chống lại một quốc gia

khác trong chiến tranh thì mục đích của người chơi vô hạn là phản
đối chiến tranh bên trong một quốc gia.

Nếu với tức cách là một dân tộc, những người chơi vô hạn không

thể gây chiến chống lại dân tộc khác, họ có thể hành động chống
lại chính chiến tranh ở bên trong bất kỳ nhà nước nào mà họ tình
cờ cư ngụ. Ở một mặt nào đó, sự phản đối chiến tranh của họ
giống với những người chơi hữu hạn: Cả hai đều phản đối sự tồn
tại của một nhà nước. Nhưng các lý do cũng như chiến lược của họ
trong việc nỗ lực loại bỏ các nhà nước lại hoàn toàn khác biệt. Người
chơi hữu hạn gây chiến chống lại các nhà nước vì chúng gây nguy
hiểm đến các ranh giới; người chơi vô hạn phản đối các nhà nước vì
chúng sinh ra các ranh giới.

Chiến lược của người chơi hữu hạn là tiêu diệt một nhà nước

bằng cách giết những người tạo ra nó. Tuy nhiên, người chơi vô
hạn, docoi chiến tranh là mâu thuẫn giữa các nhà nước, kết luận
rằng các nhà nước chỉ có thể có kẻ thù là các nhà nước khác; chúng
không thể có kẻ thù là các cá nhân. “Đôi khi, có thể tiêu diệt một nhà
nước mà không giết bất cứ thành viên nào của nó; và chiến tranh
không ban bất kỳ quyền nào không cần thiết đối với việcđạt
được mục tiêu của nó” (Rousseau).Đối với người chơi vô hạn, nếu
có thể tiến hành một cuộc chiến tranh mà không phải giết ai cả thì
chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khi không phải giết ai
cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.