gì họ chọn làm với nhau. Do không thể có sự hòa hợpnếu người ta
không quyết định muốn có nó, mọi sự hòa hợp văn hóa đều được
kiểm tra và điều chỉnh liên tục. Ngay sau khi thời kỳ Phục Hưng
bắt đầu thì nó bắt đầu thay đổi. Quả thật, thời kỳ Phục Hưng
không phải là một cái gì đó xa rời sự thay đổi của nó; bản thân nó là
một cuộc cách mạng có độ hòa hợp và kiên trì nhất định.
Vì lý do này, người ta có thể nói rằng nơi mà một xã hội được xác
định bằng các ranh giới thì một văn hóa được xác định bằng các
đường chân trời.
Ranh giới là biểu tượng của sự phản đối. Nó là nơi gặp gỡ của các
lực lượng thù địch. Nơi nào không có sự phản đối thì không có ranh
giới.Một người không thể vượt qua ranh giới mà không vấp phải sự
chống cự.
Đó là lý do tại sao chủ nghĩa yêu nước – tức là mong muốn bảo vệ
sức mạnh trong một xã hội bằng cách tăng sức mạnh của xã hội –
vốn mang tính hiếu chiến. Vì không thể có giải thưởng nếu
không có xã hội, không có xã hội nào nếu không có các đối thủ, nên
những người yêu nước phải tạo nên kẻ thù trước khi chúng ta có thể
yêu cầu sự bảo vệ từ phía họ. Những người yêu nước chỉ có thể phát
triển mạnh ở nơi các ranh giới được xác định rõ ràng, mang tính thù
địch và nguy hiểm. Do đó, tinh thần của chủ nghĩa yêu nước có đặc
điểm là gắn liền với quân sự và các tình trạng mâu thuẫn quốc tế
khác.
Do chủ nghĩa yêu nước là mong muốn chứa tất cả trò chơi hữu
hạn khác bên trong chính nó –tức là nắm giữ tất cả đường chân trời
bên trong một ranh giới duy nhất – nên nó vốn đã xấu xa.
Đường chân trời là biểu tượng của tầm nhìn. Không thể nhìn
thấy đường chân trời; nó đơn giản là điểm mà chúng ta không thể