con nhưng toàn bộ đều chết non. Một năm kia, vợ ông ta tiếp tục sinh hạ
một đứa con trai, hai người lại thương lượng nuôi đứa con này như là con
gái, có lẽ như vậy mới tránh khỏi vận mệnh chết non của nó. Vợ chồng ông
ta cho đứa trẻ đeo khuyên tai, gọi là Trinh nương. Trinh nương vừa được
mười ba tuổi, mặc quần áo trang điểm vào, so với những cô gái khác còn
xinh đẹp hơn…”
Mạch Khê nghe đến nhập thần, đưa ánh mắt dừng trên hồ sen Tịnh Đế
cách đó không xa. Lôi Dận cúi đầu, giọng nói trầm thấp vang lên bên tai
cô. Đây là lần đầu tiên cô nghe hắn kể chuyện xưa. Lạnh lùng tắm máu như
hắn, nhưng lại cũng sẽ có một gương mặt khác, hiền hòa như vậy, cùng cô
kể một câu chuyện xưa về tình yêu, triền miên đến thế…
Lôi Dận nói tới đây, dừng lại một chút, rồi tiếp tục nói...
“Sau đó, Trinh nương cũng được đưa đến thư quán này, cùng những đứa
trẻ khác chơi rất hợp với nhau. Đặc biệt tình cảm với Tái lang ngày càng
tốt, mỗi ngày đến trường đều ngồi chung bàn đọc sách, xong buổi học hai
người đều ở ngoài hồ sen chơi cùng nhau thật lâu mới về nhà. Những người
bạn học nhìn cả hai gần gũi như vậy nên có một ngày, thừa dịp thầy giáo
không có ở đây, liền đùa giỡn, muốn Tái lang và Trinh nương bái đường
thành thân. Không ai biết Tái lang là nữ, Trinh nương là nam. Tái lang
cũng cho rằng Trinh nương thật ra là một cô gái, mà Trinh nương cũng cho
rằng Tái lang thực sự là một chàng trai. Nhiều năm trôi qua rất nhanh, Tái
lang cũng đã mười lăm tuổi, Trinh nương thì đã mười sáu. Hai người
thường xuyên nhớ tới buổi học cùng nhau bái đường ấy. Tái lang nghĩ rằng:
Trinh nương này thông minh lại hòa đồng, tài học lại rất tốt, tương lai ai
cưới được nàng làm vợ thực sự hạnh phúc. Trinh nương cũng nghĩ như vậy:
Bản thân nếu thật yêu nữ tử nào, nhất định phải gả cho Tái lang. Tái lang
sau khi về nhà, thay đổi nữ trang, cả ngày ngồi trong khuê phòng, thường
xuyên nhớ đến Trinh nương. Trinh nương ở nhà, cũng rất muốn nhìn Tái
lang một lần. Cha Trinh nương, lão Bạch, đã nhiễm bệnh mà chết, mẫu thân