phải cho Trinh nương tháo bỏ khuyên tai, thay nam trang, muốn hắn mặc
tang phục đưa tang cho cho cha mình, đưa lão Bạch xuống mồ. Cho đến lúc
này, người toàn thôn mới hiểu được thì ra Trinh nương vốn là nam tử.
Chuyện này truyền đến trong nhà của Hồng viên ngoại, Tái lang nghe
xong vừa mừng vừa sợ. Viên ngoại nghe xong tức giận, đau lòng trách móc
mẫu thân Trinh nương, rõ ràng nuôi dưỡng con trai, lại nam phẫn nữ trang
đọc sách cả ngày, lại cùng Tái lang ở một chỗ, bại hoại mông phong. Mẫu
thân của Trinh nương nghe xong mới hiểu được thì ra Tái lang là nữ, mà
Trinh nương nghe mẫu thân nói Tái lang là nữ tử, vô cùng vui mừng, lập
tức muốn cưới nàng. Mẫu thân chàng đau lòng thay con, đành phải chạy tới
cửa cầu hôn. Không ngờ rằng bà mối chưa được vào đến cửa đành phải
quay trở về. Trinh nương gặp sự tình không thể thành công, ưu sầu thành
bệnh. Sau đó, Tái lang nghe được Bạch gia cầu hôn nhưng lại bị cha mẹ từ
chối, cũng gấp đến độ rầu rĩ rồi đổ bệnh.
Một ngày, Trinh nương lắc lắc trống bỏi trong tay, vụng trộm vòng đến
hoa viên phía sau của Hồng gia. Nha hoàn của Tái lang vừa thấy Trinh
nương, vội vàng chạy vào đi nói cho Tái lang. Tái lang lập tức viết một
phong thư, hẹn chàng canh ba ở hồ sen ven đường gặp gỡ. Vào lúc canh ba,
ở bên bờ hồ sen, Tái lang cùng Trinh nương vừa thấy mặt nhau liền ôm
nhau mà khóc. Tái lang nói với Trinh nương, “Phụ thân rất ngoan cố, đôi ta
khó thành vợ chồng. Mong chàng bảo trọng thân thể, đừng lại nhớ mong
thiếp.” Nói xong, liền hướng mình vào hồ nước. Trinh nương từng bước
tiến lên, ôm nàng, khóc nói, “Đôi ta sinh không cùng một ngày, nguyện
chết chung một ngày.” Nói xong, hai người ôm lấy nhau, cùng nhảy xuống
nước…”
Lôi Dận nhìn cô một cái, thấy đôi mắt đơn thuần kia lại có chút thoáng
âu lo, đôi môi băng lạnh hơi gợn lên lên thành một đường cong tuyệt mỹ,
“Cũng coi như cùng một chỗ.”