Ngoài ra, tôi còn thích ăn ngon. Kỷ niệm đẹp nhất của tôi về ẩm thực là ở
Point à Vienne.
Bây giờ chúng ta chuyển sang một chủ đề khác. Ông đã lớn lên ở Việt Nam
và trong nền văn hóa Phật giáo. Nền văn hóa đó, khi ông còn trẻ, đối với
ông, nó là một loại chủ nghĩa nhân văn hay còn là một cái gì khác, xa hơn?
Khi tới Việt Nam, tôi đã đi thăm khá nhiều chùa chiền, ở đó có một đời
sống tôn giáo khá là sôi nổi.
Tôn giáo chiếm ưu thế ở Việt Nam là Phật giáo, nhưng nó tồn tại song song
cùng với đạo Khổng, đạo Lão được nhập vào từ Trung Hoa trong thời gian
Bắc thuộc, cũng như cùng với phong tục cúng giỗ tổ tiên. Thiên Chúa Giáo
cũng đã hiện diện ở đây. Những nhà truyền giáo người Pháp đã đưa tôn
giáo này vào Việt Nam. Cứ 100 người Việt Nam thì có 9 người theo đạo
Thiên Chúa. Tôi còn nhớ rõ ngôi nhà thờ rất đẹp ở trung tâm Sài Gòn và
luôn luôn chật ních người vào dịp Noel. Nhưng phần lớn người Việt Nam
có một đời sống tôn giáo rất sôi nổi. Hồi còn bé, vào những ngày chủ nhật,
tôi thường đi chùa với mẹ tôi. Tôi còn nhớ những ngày lễ lớn của đạo Phật,
như ngày Phật Đản (mồng 8 tháng tư âm lịch - ND), Tết hay năm mới của
Việt Nam (không phải là ngày 1 tháng 1 dương lịch mà vào khoảng cuối
tháng 1 hoặc tháng 2, vì nó dựa trên lịch tính theo Mặt Trăng chứ không
phải Mặt Trời). Đây là một dịp trọng đại để đi cầu Phật sức khỏe, hạnh
phúc và sự thịnh vượng trong năm mới.
Đúng, Tết là một ngày hội lớn của Việt Nam, một ngày hội rất vui.
Thực tế, trong nền văn hóa của chúng tôi, Tết có tầm quan trọng và ý nghĩa
như Năm Mới ở Phương Tây. Mỗi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất
của mình, nhà cửa được sửa sang quét dọn đẹp đẽ và trang hoàng những
bông hoa đẹp nhất. Người ta chúc nhau hạnh phúc và thịnh vượng. Ngày
Tết là ngày thật đặc biệt đối với trẻ em: chúng có thể đốt pháo, nhận tiền lì
xì trong những chiếc phong bao hồng, có nghĩa là sẽ gặp nhiều may mắn
trong năm ấy.
Đối với một em bé Việt Nam thì hành trình tôn giáo của nó là như thế nào?
Trong Thiên Chúa Giáo, có lễ rửa tội (baptême), sau đó tới lễ thông công
(communion) rồi đến lễ kiên tín (confirmation). Liệu trong Đạo Phật có