“thác sinh”. Thuật ngữ thứ hai ngụ ý rằng người ta không tránh khỏi sẽ trở
về dưới một cái vỏ xác thịt, nhưng thực tế không phải như vậy. Đạo Phật
nói về sáu thế giới khác nhau trong đó “hồn” có thể quay về được, đó là các
thế giới của quỷ, của ma đói, của thú vật, của con người, của những người
khổng lồ và của các thần. Chỉ có động vật và người là có vỏ xác thịt.
Nhưng để trả lời cho câu hỏi của ông, ý tưởng về vòng luân hồi thực sự là
rất hấp dẫn đối với tôi. Đạo Phật dựa trên ý tưởng về sự tiến hóa của linh
hồn. Con người không thể thực hiện được đến cùng cuộc tìm kiếm hồn của
mình chỉ trong một lần tồn tại duy nhất. Nó cần được một hoặc nhiều cơ
may khác để đạt được tới mục đích. Để cho phép con người ý thức được
bản chất thần thánh của mình và giải phóng mình khỏi cái bề ngoài vật
chất, để hồn thoát khỏi bánh xe địa ngục của những ham muốn và đau khổ
và để đạt tới niết bàn (nivrana), nó cần phải được tái sinh với số lần tùy
theo mức độ cần thiết. Do vậy, nguyên lý tái sinh không phải là sự phục
sinh lại cơ thể (giống như sự phục sinh của Chúa Giêsu) là sự chuyển ý
thức từ một thế giới này sang một thế giới khác.
Chính đạo Phật đã nói rằng, có một hệ thống thứ bậc trong các thế giới.
Nếu người ta ăn ở xấu trong cuộc sống hiện thời thì có thể sẽ thoái lui
xuống thế giới thấp kém hơn của loài động vật và sẽ tái sinh, chẳng hạn,
thành con rắn hay con sâu con bọ. Trái lại, nếu người ta ăn ở tốt, người ta
có thể đầu thai lại thế giới con người, trong một môi trường thuận lợi hơn,
thích hợp hơn với sự thăng tiến của linh hồn. Sự thăng tiến hay thoái lui chỉ
phụ thuộc vào bản thân mình.
Đối với ông, niết bàn biểu hiện cái gì?
Trước hết, cần phải hiểu rằng niết bàn không phải là một địa điểm mà là
một trạng thái của ý thức. Đạt tới niết bàn, tức là thực hiện được Chân lý, là
diệt được hoàn toàn những ham muốn và thù hận, những ràng buộc với thế
giới vật chất. Đó là sự giải phóng khỏi mọi khổ đau, là bình yên và thanh
thản mãi mãi. Đức Phật nói về “sắc sắc không không”: “Kẻ nào rũ bỏ được
sự ham sống đáng thương sẽ thấy mọi khổ đau rơi khỏi mình như những
giọt nước rơi từ đóa hoa sen”. Đó cũng là phó mặc mãi mãi cho vòng luân
hồi.