TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 114

mối quan hệ trong gia đình, vua tôi. Những quy tắc này đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến xã hội Trung Hoa và thẩm thấu đến cả xã hội Việt Nam.
Song song với Phật Giáo, sự thờ cúng tổ tiên cũng đóng một vai trò rất
quan trọng ở Việt Nam. Ông có thể giải thích vì sao không?
Việc thờ cúng tổ tiên dựa trên những tín ngưỡng có nguồn gốc khác với
Phật Giáo. Mọi người công dân Việt Nam đều theo tục lệ này, bất kể tôn
giáo của họ. Những người theo đạo Thiên chúa cũng thế. Tục lệ thờ cúng
này dựa trên quan niệm cho rằng chết chưa phải là chấm hết tất cả, rằng
chết chỉ liên quan tới cái vỏ xác thịt thôi chứ linh hồn tổ tiên thì vẫn còn
mãi. Và để cho linh hồn của cha hay ông (nói chung, việc thờ cúng ông bà
thường chỉ đến hai đời trước) được yên nghỉ, thì con trai trưởng hoặc cháu
đích tôn phải có một bàn thờ ở nhà mình để thờ cúng tổ tiên. Đến ngày giỗ,
toàn thể gia đình tụ tập để tưởng nhớ. Người ta làm những món ăn ngon
nhất đặt lên bàn thờ để các cụ thưởng thức một cách tượng trưng, rồi sau đó
mọi người hạ xuống cùng ăn. Do đó, những ngày giỗ là dịp để đoàn tụ gia
đình kèm theo cỗ bàn, cúng bái.
Trên thực tế, việc thờ cúng tổ tiên nhấn mạnh tính liên tục của các thế hệ
(đứa cháu đích tôn thờ cúng ông bà sẽ đến ngày lại được con trai hoặc cháu
đích tôn của mình thờ cúng) và nhấn mạnh gia đình - cái trụ cột của xã hội
Trung Hoa và Việt Nam.
Rõ ràng là, tục thờ cúng tổ tiên dựa trên những tín ngưỡng không phù hợp
với kinh sách của Đạo Phật. Những kinh sách này nói rằng linh hồn có thể
tái sinh dưới một dạng khác sau một khoảng thời gian tối đa là 49 ngày. Tới
ngày thứ 49, một lễ cúng tổ chức tại chùa để cầu nguyện cho linh hồn
người chết được sang một kiếp mới. Trong khi đó, tục thờ cúng tổ tiên lại
cho rằng linh hồn người chết còn hiện hữu mãi mãi. Các phật tử Việt Nam
làm thế nào có thể dung hòa được hai quan điểm rất khác nhau đó? Chẳng
làm gì hết và điều đó chẳng hề đặt ra cho họ vấn đề siêu hình nào. Có thể
điều này là khó hiểu đối với đầu óc của người Phương Tây vốn đã quen với
tinh thần duy lý của Đềcác, nhưng đối với người Phương Đông, sự kề cận
nhau của hai tín ngưỡng dường như mâu thuẫn nhau cũng chẳng có phiền
hà gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.