bầu trời đối với chúng ta dường như vẫn bất động không thay đổi, bởi vì sự
dịch chuyển của các thiên thể là rất nhỏ nên có khi cả đời người thậm chí
hàng trăm năm cũng chưa cảm nhận thấy. Sự phát hiện ra chuyển động ấy
là một trong những điểm mới vĩ đại về thiên văn học của thế kỷ này.
Thế mà tính bất động và không thay đổi của bầu trời theo Aristote đã từng
bị đả phá. Tuy nhiên, vào những năm 1950 - 1960 người ta đã nói nhiều về
Trạng thái dừng là mô hình của Vũ trụ không thay đổi và vĩnh cửu.
Thậm chí mô hình này đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng để hiểu
tốt hơn mô hình này, trước hết ta hãy nói về Big Bang, lý thuyết mà trên
thực tế đã được mọi người ngày hôm nay chấp nhận và đã làm phát sinh
một cuộc cách mạng khác: Vũ trụ có một lịch sử, nó có quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Giai đoạn mới này của Vũ trụ học đã được bắt đầu bằng một phát minh có
tính chất rất cơ bản của Hubble vào năm 1929: Vũ trụ đang giãn nở! Khi
quan sát bầu trời nhờ kính thiên văn đường kính 2,5m đặt trên núi Wilson,
Hubble nhận thấy rằng đa số các thiên hà đều chạy ra xa dải Ngân Hà của
chúng ta cứ như ở đó đang có nạn dịch hạch vậy và sự chạy trốn đó không
phải diễn ra một cách tùy tiện: các thiên hà ở càng xa thì chạy trốn càng
nhanh. Vấn đề còn là đánh giá tốc độ của chúng bằng cách đo sự dịch về
phía đỏ của ánh sáng do chúng phát ra theo hiệu ứng Doppler mà tôi vừa
mới nói ở trên.
Nhưng cũng còn cần phải đo cả khoảng cách tới các thiên hà nữa và để làm
điều đó Hubble đã dùng các ngôi sao đặc biệt có tên là sao xêpheit. Trong
các thiên hà, những ngôi sao này đóng vai trò là các ngọn hải đăng Vũ trụ:
nhà thiên văn xác định khoảng cách tới các thiên hà dựa vào độ ánh sáng
của các sao xêpheit có trong đó. Sau khi đã đo được vận tốc chạy trốn và
khoảng cách của các thiên hà, Hubble đã phát minh ra định luật nổi tiếng
sau này mang tên ông: khoảng cách tới các thiên hà tỷ lệ thuận với tốc độ
của chúng. Vì thời gian cần thiết để một thiên hà từ điểm xuất phát tới vị trí
hiện nay của nó nhận được bằng cách chia khoảng cách cho vận tốc của nó,
nên tính tỷ lệ thuận này nói lên rằng hệ số tỷ lệ là như nhau đối với mọi
thiên hà, nghĩa là các thiên hà đều mất một khoảng thời gian như nhau để