TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 32

tới được vị trí hiện thời của chúng.
Bây giờ hãy giả thử ta đang xem cuốn phim về lịch sử Vũ trụ nhưng quay
theo chiều ngược lại cho tới tận hình ảnh đầu tiên, khi đó ta sẽ thấy rằng
các thiên hà chạy lại gặp nhau ở cùng một thời điểm và tại cùng một điểm.
Từ đó nảy ra ý tưởng về vụ nổ nguyên thủy, tức là vụ nổ lớn nổi tiếng (Big
Bang), vụ nổ đã dẫn tới sự giãn nở của Vũ trụ. Và một khi Vũ trụ đã có
điểm bắt đầu thì nó không còn là vĩnh cửu nữa.
Nhưng hãy lưu ý rằng việc phát hiện ra các thiên hà chạy ra xa dải Ngân Hà
của chúng ta không hề có nghĩa chúng ta ở trung tâm của Vũ trụ. Thực tế,
các thiên hà chạy ra xa nhau và Vũ trụ thực sự không có một tâm nào cả.
Nhưng nếu vậy thì tại sao lý thuyết Big Bang lại không được mọi người
chấp nhận ngay từ năm 1929?
Vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, nhà khoa học cũng như đa số mọi người,
đều không thích thay đổi những thói quen của mình. Hơn nữa, chấp nhận
một lý thuyết nói về sự sáng thế, về điểm khởi đầu sẽ đặt ra vấn đề về Đấng
sáng tạo tối thượng và đó là điều hết sức phiền phức.
Mặt khác, khi Hubble xác định được tuổi của Vũ trụ bằng cách chia khoảng
cách tới các thiên hà cho vận tốc của chúng, ông nhận được con số chỉ là 2
tỷ năm. Một Vũ trụ quá trẻ như vậy đặt ra một vấn đề cần phải xem xét, bởi
vì ngay từ năm 1930, bằng cách đo các nguyên tố phóng xạ trong vỏ Trái
Đất các nhà địa chất đã biết rằng Trái Đất có tuổi cỡ 4,6 tỷ năm. Vậy thì
làm sao có thể xảy ra chuyện Vũ trụ vốn có trước vạn vật lại trẻ hơn Trái
Đất được? Thực tế những tính toán của Hubble thiếu chính xác do ông còn
ít hiểu biết về tính chất của các sao xêpheit. Do vậy những khoảng cách mà
ông xác định được nhỏ hơn so với thực tế và từ đó mà xác định tuổi của Vũ
trụ khoảng 15 tỷ năm và không còn chuyện Trái Đất lại già hơn Vũ trụ nữa.
Vì tất cả những lý do đó mà vào năm 1948, ba nhà vật lý thiên văn người
Anh là Ferd Hoyle, Thomas Gold và Hermann Bondi đã đưa ra lý thuyết
Trạng thái dừng, tức là lý thuyết về một Vũ trụ không thay đổi, một Vũ trụ
như nhau tại mọi thời điểm. Vũ trụ này là vĩnh viễn. Nó không có điểm bắt
đầu cũng không có điểm kết thúc. Vào năm 1915, trong thuyết tương đối
rộng của mình, Einstein đã thừa nhận rằng Vũ trụ là như nhau tại mọi điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.