TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 48

thực, giá của các vệ tinh viễn thông cần phải hạ thấp một cách đáng kể. Tuy
nhiên, ý tưởng đó không mấy thích thú đối với tôi, vì tôi ham ngao du, nhất
là khi tôi có cơ hội tới những nơi có vẻ đẹp đặc biệt. Thêm vào đó, tôi sẽ rất
tiếc không còn được tiếp xúc gần gũi với bầu trời đầy sao nữa.
Vậy theo ông, những kết quả, những lý thuyết hoặc thậm chí những dụng
cụ đã được chế tạo nào là cơ bản nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của ông kể
từ thời Galilê?
Sự tiến bộ của thiên văn học luôn luôn gắn liền với sự tiến bộ của công
nghệ. Sự phát minh ra kính thiên văn, không nghi ngờ gì nữa, đã đánh dấu
sự bắt đầu của thiên văn học hiện đại và ông rất có lý khi nhắc tới Galilê, vì
chính ông ấy là người đầu tiên, vào năm 1609, đã có ý tưởng thiên tài là
hướng ống kính lên bầu trời. Tuy nhiên, trước Galilê, nhà thiên văn vĩ đại
Đan Mạch là Tychio Brahe đã có những quan sát về các hành tinh chính
xác tới mức cho phép Kepler dựa trên đó đã đưa được ba định luật của
mình về chuyển động của chúng. Mà ông thử tính xem, ông ta chỉ quan sát
bầu trời bằng mắt thường thôi đấy! Cần phải nói rằng con mắt của chúng ta
là một dụng cụ quan sát cực kỳ hoàn hảo: trong bóng tối hoàn toàn nó có
thể nhìn được các ngôi sao sáng yếu hơn mặt trăng ngày rằm tới gần 25
triệu lần. Nhưng mắt cũng có những hạn chế của nó, vì độ mở của con
người chỉ khoảng vài milimét và hơn nữa, mắt không thể nhìn cố định mãi
mãi vào cùng một điểm. Bộ não của chúng ta cứ ba phần trăm giây lại phải
đổi mới hình ảnh mà nó nhận được một lần. Chính vì thế mà với mắt trần
chúng ta hoàn toàn không thể quan sát được những vùng xa xôi của Vũ trụ.
Với chiếc kính thiên văn nhỏ bé có đường kính chỉ vài xentimét, loại kính
có kích thước mà ngày nay người ta thường bán trong các cửa hiệu, Galilê
đã mở ra cánh cửa tới bầu trời và đã phát hiện ra nhiều điều kỳ diệu. Ông
đã nhìn thấy cả núi non trên Mặt Trăng. Sau đó, khi hướng kính tới dải
Ngân Hà trắng như sữa vắt ngang qua bầu trời vào những đêm hè đẹp trời,
thì hằng hà số các vì sao đã hiện lên. Ông cũng đã phát hiện ra rằng sao
Thủy cũng qua các pha tròn khuyết hoàn toàn giống như Mặt Trăng. Chính
nhờ quan sát đó mà ông tin chắc rằng Copecnic có lý: các hành tinh quay
quanh Mặt Trời chứ không phải ngược lại. Các pha của một hành tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.