chẳng qua chỉ là trò chơi ánh sáng gây bởi Mặt Trời khi hành tinh đó quay
quanh nó. Chúng ta đã biết tới biết bao phiền phức mà điều xác tín ấy đã
gây cho Galilê; nhà thờ đã cấm tất cả các tác phẩm của ông, quản thúc ông
tại nhà và buộc ông phải phủ nhận hệ Nhật tâm.
Kính ảnh cũng là một phát minh công nghệ vĩ đại, góp phần đưa thiên văn
học tiến một bước khổng lồ. Galilê chỉ có bộ não để ghi lại các hình ảnh mà
mình nhìn thấy. Ông đã dùng tài năng đồ họa lớn của mình để tái tạo lại
những cảnh tượng kỳ lạ nhất mà bầu trời đã hé mở với ông... Ông đã để lại
cho hậu thế những bức vẽ tuyệt vời về Mặt Trăng. Nhưng làm thế nào có
thể lưu trữ ánh sáng mà kính thiên văn thu nhận được? Một người Pháp có
tên là Nicephore Niepce đã giải quyết được bài toán đó vào năm 1826 và
nhờ ông, bỗng nhiên hàng ngàn hình ảnh có thể được ghi lại đồng thời chỉ
trên một tấm thủy tinh!
Và phương tiện này đã được dùng khá lâu cho tới khi nó được thay thế,
khoảng một chục năm trước, bởi các detector điện tử. Dụng cụ loại này
nhạy tới mức chỉ trong khoảng một nửa giờ nó có thể tích tụ được nhiều
ánh sáng mà kính ảnh phải mất cả đêm mới làm được. Trái lại, nếu người ta
muốn chụp ảnh một vùng lớn trên bầu trời, thì kính ánh lại có ưu điểm hơn
vì diện tích của nó lớn hơn nhiều. Nhưng nhờ những tiến bộ của kỹ thuật
điện tử, các detector có kích thước lớn lên hằng ngày. Chỉ một thời gian
không xa nữa mà các tấm kính ảnh sẽ chỉ còn là vật trưng bày trong viện
bảo tàng.
Sau khi đã thu thập và lưu trữ ánh sáng, các ông làm thế nào để tách chiết
ra được cái thông điệp gửi tới từ các vì sao?
Để làm điều đó, nhà thiên văn lấy phổ từ ngôi sao, tức phân tích ánh sáng
do nó phát ra bằng cách cho ánh sáng đó đi qua một máy quang phổ (dụng
cụ có chứa một lăng kính). Lăng kính do Newton phát minh vào năm 1666
và nhờ nó Newton hiểu được rằng ánh sáng trắng là sự tổng hợp của các
ánh sáng cầu vồng. Mỗi một mầu được đặc trưng bởi một năng lượng tăng
dần từ đỏ đến tím. Vào năm 1814, khi xem xét quang phổ của Mặt Trời,
nhà vật lý người Đức Joseph Fraunhofer đã nhận ra rằng không phải toàn
bộ năng lượng đều hiện diện mà ở một số chỗ rất xác định xuất hiện các