cho ta một ý niệm về trường hấp dẫn gắn liền với khối lượng của vật chất
hiện hữu, bất kể vật chất đó là thấy được hay không. Những vận tốc cao
chứng tỏ khối lượng lớn, bởi vì chúng cần phải tương xứng với trường hấp
dẫn mạnh và lực hút lớn của nó. Ngược lại, những vận tốc bé sẽ cho biết sự
hiện diện của khối lượng nhỏ.
Phải chăng chính dùng nguyên lý đó mà Le Verrier đã suy ra sự tồn tại của
một hành tinh mới, sao Hải Vương từ những quan sát chuyển động của sao
Thiên Vương không?
Đúng như vậy. Le Verrier không làm sao giải thích nổi chuyển động của
sao Hải Vương nếu xem hệ Mặt Trời chỉ có 7 hành tinh đã biết. Ông bèn
đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của một hành tinh nữa mà lúc đó người ta
còn chưa quan sát thấy. Hành tinh mới này - mà người ta gọi là sao Hải
Vương - đã được phát hiện vào năm 1846 đúng như Le Verrier tiên đoán.
Cũng trong khuôn khổ của ý tưởng đó, ta thử hình dung có một bàn tay
khổng lồ bóp chặt Mặt Trời của chúng ta, nén nó cho tới khi bán kính chỉ
còn chứng 2km. Khi đó, trường hấp dẫn của nó trở nên mạnh tới mức ngay
cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Và hệ Mặt Trời trở thành một lỗ
đen. (Thực tế, Mặt Trời không kết thúc cuộc đời của mình thành một lỗ
đen, mà nó sẽ trở thành một sao lùn trắng, một xác sao chết với kích thước
cỡ Trái Đất). Khi đó, Mặt Trời sẽ không còn nhìn thấy được nữa, nhưng các
hành tinh vẫn tiếp tục quay quanh nó. Giả thử rằng vào lúc đó có một người
ngoài Trái Đất tới hệ Mặt Trời của chúng ta, chỉ đơn giản bằng cách nghiên
cứu chuyển động của các hành tinh, anh ta có thể suy ra ở tâm có tồn tại
một khối lượng không nhìn thấy. Cũng như vậy, khi nghiên cứu chuyển
động của khí hiđrô trong thiên hà của chúng ta và chuyển động của các
thiên hà trong những quần thể của chúng, các nhà thiên văn đi tới kết luận
rằng chúng ta sống trong một “Vũ trụ kiểu tảng băng”, mà gần như toàn bộ
(khoảng 90 đến 96%) khối lượng của nó là phần chìm, tức là không nhìn
thấy được. Các ngôi sao và các thiên hà phát ánh sáng chỉ chiếm 2 đến 10%
khối lượng của nó. Nhưng ta có một sự khác biệt cơ bản giữa tảng băng và
Vũ trụ: chúng ta biết rằng khối lượng chìm trong nước của tảng băng chẳng
qua cũng chỉ được làm bằng nước đá, trong khi đó bản chất của vật chất tối