TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 79

của sao xêpheit. Sao càng sáng thì chu kỳ của nó càng dài. Tính chất này đã
mở toang cánh cửa của bầu trời cho các nhà thiên văn: chỉ cần xác định
được chu kỳ của sao xêpheit là ta suy ra độ sáng thực của nó. Kết hợp độ
sáng thực với độ sáng biểu kiến quan sát được ta sẽ tính ra khoảng cách.
Các sao xêpheit là các sao khá sáng, cho phép ta có thể quan sát được tới
tận biên giới của thiên hà, thậm chí còn xa hơn nữa. Nhờ những ngọn hải
đăng vũ trụ này, các nhà thiên văn đã xác định được Ngân Hà của chúng ta
có dạng đĩa rất dẹt với đường kính cỡ 90.000 năm ánh sáng và chứa tới 100
tỷ mặt trời. Vào những đêm mùa hè đẹp trời, một vòng cung rất đẹp màu
trắng nhạt vắt ngang qua bầu trời đã dâng hiến cho chúng ta một cảnh
tượng tuyệt vời, đó chính là đĩa Ngân Hà được nhìn từ mép.
Bóng ma Copecnic vẫn tiếp tục làm công việc của mình: không dừng lại ở
chỗ trục xuất con người và Trái Đất ra khỏi vị trí trung tâm của Vũ trụ, nó
còn làm cho chúng ta phát hiện ra rằng Mặt Trời cũng không phải ở tâm
của Ngân Hà. Harlow Shapley, một nhà thiên văn người Mỹ khi nghiên cứu
sự phân bố không gian của các đám sao cầu (tức tập hợp hình cầu của
khoảng 100.000 ngôi sao liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn) vào những
năm 1920, đã phát hiện ra rằng những đám sao này được phân bố xung
quanh Ngân Hà trong thể tích hình cầu, nhưng tâm của toàn bộ tập hợp này
lại không phải nằm ở vị trí của Mặt Trời mà ở cách nó 30.000 năm ánh
sáng. Mặt Trời hóa ra chỉ là một ngôi sao bình thường nằm ở ngoại vi,
khoảng 2/3 bán kính của đĩa Ngân Hà về phía mép của nó, Mặt Trời quay
một vòng xung quanh tâm Ngân Hà mất 250 triệu năm và từ lúc sinh ra cho
tới nay, nó đã quay được 18 vòng.
Nhưng làm thế nào có thể phát hiện ra các thiên hà khác?
Đây là một câu hỏi rất có ý nghĩa. Cho tới đầu thế kỷ XX, người ta vẫn còn
chưa biết liệu thiên hà của chúng ta có phải là duy nhất trong Vũ trụ hay là
còn tồn tại những thiên hà khác. Những kính thiên văn lớn mới được xây
dựng hồi đó cho thấy có rất nhiều những chấm tinh vân trên bầu trời. Đó
không phải là các sao, nhưng bản chất của chúng vẫn còn là điều bí ẩn.
Emmnuel Kant, nhà triết học Đức, ngay từ năm 1775 đã nghĩ rằng dải
Ngân Hà của chúng ta không chiếm toàn bộ Vũ trụ và nhất định phải tồn tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.