Mỹ John Wheeler đưa ra cho rằng Vũ trụ phải trải qua một chuỗi các pha
giãn nở và co lại kế tiếp nhau và ở mỗi một lần giãn nở mới, nó lại xuất
phát với những định luật và hằng số vật lý khác. Chúng ta, do ngẫu nhiên,
đang ở trong pha giãn nở, trong đó tổ hợp các hằng số vật lý là thích hợp
cho ý thức xuất hiện. Lại một lần nữa, kịch bản này lại được xuất hiện từ
lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Thực tế, chúng ta hiện còn chưa biết liệu một
ngày nào đó Vũ trụ có tự co lại hay không. Cho tới khi có những đột phá
mới thì không nói, nhưng hiện sự giãn nở của Vũ trụ sẽ là vĩnh viễn.
Sự lựa chọn thứ hai là vứt bỏ khái niệm ngẫu nhiên. Vũ trụ của chúng ta là
duy nhất và đã có sự hiệu chỉnh cực kỳ chính xác được thực hiện bởi
Nguyên lý Sáng tạo để làm cho xuất hiện trí tuệ có khả năng hiểu được Vũ
trụ. Để mượn lại tựa đề tác phẩm nổi tiếng của Jacques Monod có thể nói
rằng chúng ta cần phải lựa chọn giữa “Ngẫu nhiên và Tất yếu”.
Tuy nhiên, khoa học lại không thể quyết định được giữa hai sự lựa chọn đó.
Về phần mình, tôi đánh cược cho khả năng thứ hai bởi vì tôi thấy rằng sẽ
chẳng có ích lợi gì để thừa nhận sự tồn tại của vô số vũ trụ mà hoàn toàn
không quan sát và kiểm chứng bằng thực nghiệm được. Điều đó vi phạm
tính đơn giản và tiết kiệm của các quy luật tự nhiên. Tạo ra hàng tỷ vũ trụ,
tất thảy đều là cằn cỗi, chỉ để nhận được một vũ trụ màu mỡ sinh sôi để làm
gì? Chính vì vậy, khẳng định chúng ta hiện hữu ở đây hoàn toàn do ngẫu
nhiên là muốn nói rằng Vũ trụ là không có ý nghĩa và điều đó kéo theo sự
tuyệt vọng. Chứng minh cho điều đó là tiếng kêu tuyệt vọng của nhà vật lý
Mỹ được giải Nobel Steven Weiberg: “Càng hiểu vũ trụ dường như ta lại
càng thấy nó vô nghĩa”. Vậy thì tại sao lại không đánh cược cho cái có ý
nghĩa và hy vọng? Nhưng, xin nhắc lại, tôi đánh cược với tư cách một
người của đức tin chứ không phải là một người của khoa học. Nguyên lý vị
nhân mạnh sẽ không bao giờ có thể được chứng minh một cách khoa học.
Thế thì nguyên lý vị nhân có đóng vai trò nào đó trong khoa học không?
Nguyên lý vị nhân vận hành theo hướng ngược với tiến trình bình thường
của khoa học. Khoa học tiên đoán. Nó nói với chúng ta rằng 4,5 tỷ năm
nữa, khi đã thành sao khổng lồ đỏ, Mặt trời sẽ phồng lên để nuốt cả sao
Thủy và sao Kim và sau đó sẽ tự co lại để trở thành một sao lùn trắng. Trái