Hindu, là tín đồ Hồi giáo, là tín đồ Cơ Đốc giáo, là tín đồ Kỳ Na giáo, là tín
đồ Phật giáo. Ông ấy là một vẻ đẹp vĩ đại, là một vần thơ vĩ đại, là một dàn
nhạc vĩ đại.
Và ông ấy hoàn toàn thất học. Người đàn ông này là một người dệt vải, một
người nghèo khó. Tại Ấn Độ, ông ấy là một hiện tượng hiếm có – Phật là
thái tử, Mahavira cũng là thái tử, Rama và cả Krishna cũng thế. Ấn Độ quan
tâm đến tầng lớp giàu có nhiều đến mức, bất kể các vị lãnh đạo nói gì,
những lời nói đó đều mang ý nghĩa tâm linh. Họ đã quá chú trọng đến vật
chất, thậm chí còn không trung thực về điều đó. Ngay cả khi đưa ra những
tuyên bố chống lại vật chất, người Ấn Độ vẫn là những kẻ theo chủ nghĩa
vật chất. Họ khen ngợi Đức Phật bởi vì Đức Phật đã dám từ bỏ cả hoàng
cung – giá trị vẫn nằm ở hoàng cung. Bởi dám từ bỏ sự giàu sang tột đỉnh
đó nên Đức Phật mới được tôn vinh.
Kabir là một hiện tượng hiếm có, ông ấy là một người nghèo khổ. Lần đầu
tiên, một người nghèo khổ được công nhận như là đứa con của Thượng đế
bởi đây vốn là “lãnh địa riêng” của vua chúa, hoàng tử và tầng lớp giàu có.
Kabir chính là Christ của phương Đông. Christ là con trai của người thợ
mộc – và Christ cũng nói theo cách giống như Kabir. Họ có nhiều điểm
tương đồng. Họ cùng thuộc về trái đất, họ rất đời thường, nhưng cả hai đều
sở hữu trực cảm vĩ đại. Họ rất đơn giản. Có lẽ đó là lý do vì sao những lời
nói của họ lại có sức thuyết phục mạnh mẽ. Sự thông thái của họ không đến
từ trường đại học, họ chưa từng đi học. Sự thông thái của họ đến từ đám
đông, đến từ trải nghiệm của chính họ. Những gì họ nói không phải là kiến
thức học được, cũng không mang tính học thuật. Họ không phải là học giả,
cũng không phải là giáo sĩ. Họ là những người bình thường. Với Kabir, lần
đầu tiên, một người nghèo khó đã dám nói về vẻ đẹp của Thượng đế.
Rất khó để một người nghèo khó có thể bày tỏ sự duyên dáng của Thượng
đế, rất khó để một người nghèo khó trở thành người có tín ngưỡng. Theo
hiểu biết của tôi thì nếu bạn tìm thấy một người giàu có và không có tín