ông ấy, tôi vô cùng ngưỡng mộ ông ấy. Và tôi có thể hiểu được vì sao ông
ấy luôn chống lại các bậc thầy, các môn đồ, các khất sĩ.
***
Tuyên bố “người quan sát là người bị quan sát” của Krishnamurti là một
trong những tuyên bố quan trọng nhất từng được con người đưa ra. Tuyên
bố đó cũng phi thường như J. Krishnamurti.
Thật khó để hiểu được tuyên bố này nếu chỉ tư duy theo trí óc, bởi vì con
đường của tư duy lập luận là biện chứng, là đối ngẫu. Trên con đường của
tư duy lập luận, chủ thể không thể nào là vật thể, người xem không thể nào
là người được xem. Người quan sát không thể nào là người bị quan sát. Nếu
xét theo tư duy lập luận, đây là một tuyên bố ngớ ngẩn, vô nghĩa – không
chỉ vô nghĩa mà còn điên rồ.
Cách tiếp cận thực tại của tư duy lập luận là sự phân chia: người biết và
người được biết phải tách biệt. Chỉ khi đó mới có kiến thức giữa hai bên.
Nhà khoa học không thể trở thành khoa học, nhà khoa học phải luôn tách
biệt với những gì ông ấy đang làm. Người thử nghiệm không được phép trở
thành vật thử nghiệm. Trong phạm vi của tư duy lập luận, của logic, điều đó
hoàn toàn hợp lý.
Nhưng có một loại kiến thức vượt quá sự hiểu biết, có một kiểu hiểu biết
vượt quá giới hạn của khoa học.
Chỉ vì kiểu hiểu biết vượt khỏi giới hạn của khoa học đó có thể đạt được,
nên chủ nghĩa thần bí cũng có thể xuất hiện, lòng tín ngưỡng cũng có thể
trỗi dậy.
Hãy cùng xem xét theo một hướng khác. Khoa học phân chia toàn bộ trải
nghiệm và sự hiện hữu của con người thành hai phần:
cái đã biết và cái
chưa biết. Điều được biết hôm nay là điều chưa biết hôm qua, điều chưa