TRÒ CHUYỆN VỚI VĨ NHÂN - Trang 227

mình, ông ấy đã lý giải – không chỉ lý giải, mà còn hành động theo những
lý giải đó – và kết quả là Thế chiến thứ hai.

Khi Nietzsche nói về “ý chí sức mạnh”, nó chẳng liên quan gì đến ý chí
thống lĩnh. Nhưng đó lại là ý nghĩa mà đảng Quốc xã trao cho nó.

“Ý chí sức mạnh” hoàn toàn trái ngược với ý chí thống lĩnh. Ý chí thống
lĩnh đến từ mặc cảm thấp hèn. Anh ta muốn thống lĩnh người khác chỉ để
chứng minh với bản thân anh ta rằng mình không thấp kém, rằng mình là
ưu việt. Nhưng anh ta cần phải chứng minh điều đó. Nếu không có bằng
chứng, anh ta biết rằng mình luôn thấp kém; anh ta phải dùng thật nhiều,
thật nhiều bằng chứng để che đậy nó.

Một người thật sự ưu việt sẽ không cần đến bằng chứng, người ấy chỉ ưu
việt thôi. Liệu một bông hồng có cần phải tranh luận về vẻ đẹp của nó? Liệu
ánh trăng rằm có cần phải mất thời gian chứng minh cho vẻ rực rỡ của nó?
Người ưu việt chỉ đơn giản biết về điều đó mà không cần chứng minh; do
đó, ông ấy không có ý chí thống lĩnh. Dĩ nhiên là Friedrich Nietzsche có “ý
chí sức mạnh”, nhưng bạn phải hiểu theo cách rất khác biệt. Ý chí sức mạnh
của ông ấy có nghĩa là: ông ấy muốn đạt đến khả năng bộc lộ trọn vẹn nhất.

Ý chí đó chẳng liên quan gì đến ai, toàn bộ sự quan tâm đó là ở chính bản
thân ông ấy. Ông ấy muốn bung nở, muốn mang tất cả những bông hoa
đang ẩn mình trong tiềm năng của ông ấy vươn cao đến tận bầu trời. Điều
đó thậm chí không thể sánh được, nó không tìm cách vươn cao hơn người
khác, nó chỉ nỗ lực để vươn cao bằng hết tiềm năng của mình.

“Ý chí sức mạnh” hoàn toàn mang tính cá nhân. Nó muốn nhảy múa đến
tầm cao nhất của bầu trời, nó muốn đối thoại với các vì sao, nhưng nó
không quan tâm đến việc chứng minh rằng ai đó thấp kém. Nó không có
tính cạnh tranh, nó ngoài tầm so sánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.