có thể được hiểu bởi các nhà thần bí khác. Đối với đám đông, chúng trông
chẳng liên quan, chúng trông giống như những lời nói lắp bắp.
Đối với những kẻ ngu dốt, biểu hiện bên ngoài của ông ấy thật xúc phạm,
báng bổ, đi ngược lại với truyền thống và chống lại các nghi thức, quy tắc
xã giao – chống lại tất cả những gì được biết và được hiểu như là tôn giáo.
Nhưng đối với những người hiểu biết, chúng không khác nào vàng nguyên
chất.
Ông ấy chỉ có thể được tiếp cận bởi một vài người có chọn lọc, bởi vì chỉ
vài người được chọn lọc mới có thể đạt đến tầm cao nơi ông ấy sống. Ông
ấy sống trên đỉnh Everest của tâm thức, bên trên những đám mây. Chỉ có
những người đủ may mắn và can đảm leo lên ngọn núi này mới có thể hiểu
được những điều ông ấy nói. Đối với đám đông, ông ấy là một người điên.
Đối với những người biết, ông ấy chỉ là phương tiện của Thượng đế, và tất
cả những gì xuất hiện thông qua ông ấy đều là chân lý, chân lý và chỉ có
chân lý.
Lai-Khur chủ ý làm cho mình trở nên tai tiếng. Đó là cách ông ấy trở nên
vô hình trong mắt đám đông. Người Sufi luôn làm thế: họ có một phương
pháp rất kỳ lạ để trở nên vô hình. Họ vẫn hữu hình – họ vẫn sống trong thế
giới, họ không trốn thoát khỏi nó – nhưng họ chủ ý tạo ra một hoàn cảnh
nào đó xoay quanh họ, để mọi người không còn tìm đến họ. Đám đông,
những người hiếu kỳ, những kẻ ngu ngốc, sẽ không còn tìm đến họ; người
Sufi không tồn tại vì họ, họ quên hết tất cả. Đây là phương pháp cổ xưa mà
người Sufi đã sử dụng để dạy bảo các đồ đệ của họ.
Lai-Khur đã chủ ý khiến mình trở nên tai tiếng. Ông ấy chỉ hữu hình khi
quan sát từ xa. Một bậc thầy, nếu thật sự muốn làm việc, nếu muốn hàm ý
công việc, phải trở nên vô hình đối với những người không phải là người
tìm kiếm thật sự. Đó là những gì Gurdjieff từng nói. Hẳn Gurdjieff đã học
được vài điều từ Lai-Khur. Gurdjieff đã sống với các bậc thầy Sufi trong
nhiều năm trước khi ông ấy chính thức trở thành thầy. Và khi tôi kết thúc