cứ điều gì. Mọi thứ cần phải được trải nghiệm, thử nghiệm với bằng chứng,
trừ khi có bằng chứng, nếu không thì không nên chấp nhận. Ngay cả khi
bạn chấp nhận một điều nào đó là chân lý, nếu bạn thành thật, hãy chỉ chấp
nhận nó như là một chân lý giả định, bởi vì ai biết được? Ngày mai, có thể
sẽ có những sơ cở lập luận mới, và bạn sẽ phải thay đổi chân lý đó.
Chưa có ai cống hiến cho hành trình tìm kiếm chân lý như Socrates. Ngay
cả nếu bạn đã tìm thấy chân lý – ngày nay thì điều này có vẻ như hoàn toàn
đúng, không một sai sót nào, không có khả năng nào cho thấy điều này sẽ
không đúng – ông ấy vẫn nói rằng tinh thần khoa học sẽ chỉ chấp nhận nó
như là một giả định, trong thời điểm hiện tại… bởi vì phía trước là sự vĩnh
hằng. Mỗi ngày, những cơ cở lập luận mới sẽ được khám phá, và những cơ
cở lập luận này có thể không đồng nhất với chân lý của bạn. Bạn có thể
phải thay đổi nó, bạn có thể phải chừa chỗ cho những chân lý mới đó. Đây
là điều vô cùng độc đáo trong thế giới này.
Ông ấy khiêm nhường đến mức vẫn chỉ là một con người, không khẳng
định địa vị cao hơn hay đặc biệt hơn ai. Hai mươi lăm thế kỷ trước, điều
này thậm chí càng khó, bởi tại mỗi quốc gia đều có các nhà tiên tri, sứ giả
của Thượng đế, con trai của Thượng đế. Trong bối cảnh đó, sự khiêm
nhường của người này thật sự đáng kinh ngạc và khiến ông ấy trở thành
một trong những con người đáng kính nhất từng bước đi trên mặt đất.
Socrates không tin vào Thượng đế, nhưng ông ấy không nói rằng không có
Thượng đế. Ông ấy rất khoa học. Ông ấy nói: “Theo như ta biết thì dường
như không có Thượng đế, nhưng ai biết được kết quả của những cuộc điều
tra sau này? Hãy giả định rằng không có Thượng đế, nhưng nếu một ngày
nào đó bạn phát hiện ra Thượng đế, các giả định có thể thay đổi”.
Socrates không nói rằng có sự sống sau cái chết. Ông ấy nói: “Ta sẽ phải
đợi xem. Khi ta chết, chỉ khi đó ta mới có thể biết liệu có sự sống sau cái
chết hay không, bởi vì không ai trở về sau khi chết để nói với chúng ta rằng
có sự sống sau cái chết”.