8. Họ nuôi dưỡng sự hợp tác và cộng tác của đội ngũ. Những người lãnh
đạo giỏi không tự mãn. Họ luôn ý thức về việc đưa ra sáng kiến đổi mới để
cải tiến cách thực hiện công việc, đảm bảo không ngừng làm thỏa mãn
khách hàng và gia tăng lợi nhuận của công ty.
9. Họ sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới và chào đón những lời góp
ý. Ngay cả sau khi sự thay đổi và cải thiện được thực hiện, họ vẫn tìm kiếm
những cách hay hơn nữa để hoàn thành mục tiêu. Họ dành thời gian ra để
làm quen với những động cơ thúc đẩy từng cá nhân trong đội ngũ, thích
động viên và giúp họ thành công. Những nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu nhân viên
của mình – điều gì khiến họ hành động và phản ứng theo cách của họ. Họ
nhận ra tầm quan trọng của việc mình là một yếu tố động viên người khác –
khơi gợi những cảm xúc và quyết tâm ở người khác. Họ thực sự quan tâm
tới những người tương tác với họ. Dale Carnegie đã diễn đạt một cách súc
tích rằng: “Bạn có thể kết thêm nhiều bạn khác trong hai tháng bằng cách
thực sự quan tâm tới người khác, thay vì bạn cố làm cho người khác quan
tâm tới mình trong hai năm.”
10. Họ nhận biết và tối đa hóa những ưu điểm của người khác.
Thường thì những người có quyền hành có thể dùng quyền lực của mình để
buộc thuộc cấp làm theo mệnh lệnh. Nhưng những người như thế không
phải là những lãnh đạo đích thực. Đúng là mệnh lệnh sẽ được nghe theo
nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở đó. Những người lãnh đạo đích thực phát triển
sự tự tin và tin tưởng lẫn nhau ở nhân viên. (Nên nhớ là họ hình dung nhân
viên như là đồng nghiệp – chứ không phải là thuộc cấp). Điều này giúp nhân
viên không chỉ mong muốn làm theo sự lãnh đạo của trưởng phòng, mà còn
sẵn sàng đề xướng, sáng tạo và thực hiện những ý tưởng phù hợp với mục
tiêu đã được đề ra.
11. Họ tự buộc mình và những người khác chịu trách nhiệm về kết quả đạt
được. Họ đề ra những tiêu chuẩn được các đồng nghiệp hiểu và chấp nhận,
và làm việc để đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Họ hành động tức thời để sửa