Qui trình đề ra mục tiêu
Qui trình đề ra mục tiêu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Những mục
tiêu không phải là cái mà chúng ta nguệch ngoạc trên một tờ khăn ăn trong
buổi nghỉ giải lao giữa giờ. Chúng ta phải hoạch định những gì mình thực sự
muốn hoàn thành, thiết lập thời gian biểu, xác định ai sẽ chịu trách nhiệm về
lĩnh vực nào của công việc, rồi kỳ vọng và hoạch định một giải pháp cho bất
kỳ trở ngại nào có thể đe dọa tới việc đạt được mục tiêu.
Những mục tiêu phải được giải thích rõ ràng và đơn giản. Tất cả những ai
chịu trách nhiệm phải hiểu rõ những mục tiêu đó. Những người quản lý – dù
ở cấp cao nhất hoặc ở bất kỳ cấp quản lý nào khác – không những phải ý
thức về những mục tiêu của công ty, mà còn phải cam kết thực hiện chúng.
Những lợi ích của việc thiết lập mục tiêu
1. Thiết lập mục tiêu giúp khích lệ cá nhân thực hiện công việc. Nếu người
ta biết lý do tại sao cần thực hiện một việc, thì có thể họ sẽ học cách thực
hiện tốt công việc đó, và vì vậy khả năng hoàn thành mục tiêu cao hơn, thay
vì khi họ chỉ được bảo là hãy thực hiện nó. Người ta tự hào vì làm tốt công
việc. Nếu họ không biết những mục tiêu của công việc họ đang làm, họ
không thể biết liệu họ đang thực hiện nó một cách thỏa mãn hay không.
Ví dụ, Neil, một sinh viên ngành kỹ thuật, đang theo học một chương trình
giáo dục hợp tác mà ở đó, anh làm việc ba tháng và học tập ba tháng. Anh
làm việc tại phòng thí nghiệm nghiên cứu của một công ty lớn trong ngành
nhựa, nơi anh được giao nhiệm vụ tiến hành các thử nghiệm thông thường.
Công việc này lặp đi lặp lại một cách nhàm chán; chẳng bao lâu, Neil không
còn hứng thú với nó, hiệu quả công tác đi xuống. Thấy được sự ảnh hưởng
của chuyện này đối với công việc, người quản lý phòng thí nghiệm kéo Neil
qua một bên và giải thích kỹ tầm quan trọng của việc thí nghiệm, ứng dụng
kết quả và công việc này đóng góp ra sao vào việc đạt được mục tiêu sản
xuất ra một sản phẩm ưu việt cho công ty. Một khi Neil hiểu bản chất của