TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ - Trang 38

những nỗ lực anh đang làm, hiệu quả công tác của anh cải thiện và chẳng
bao lâu, anh gặt hái được những kết quả tốt nhất.

2. Thiết lập mục tiêu đem lại tính nhất quán trong hoạch định. Khi một số
người tham gia vào việc lên kế hoạch cho công ty, một sự hiểu biết thấu đáo
về các mục tiêu sẽ giúp người ta dễ phát triển kế hoạch tương ứng với các
mục tiêu chung hơn. Mỗi người tham gia vào quá trình hoạch định chú ý tới
những mục tiêu chung và điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với
bức tranh tổng thể.

3. Thiết lập mục tiêu, tạo cơ sở vững chắc cho việc điều phối và kiểm soát.
Dựa trên những mục tiêu này, có thể đề ra các tiêu chuẩn thành tích và rồi
các tiêu chuẩn này sẽ trở thành những nguyên tắc dùng để đo lường hiệu quả
công tác thực sự.

Xây dựng một cách linh hoạt

Đôi khi, chúng ta không thể đạt được một mục tiêu. Hoàn cảnh có thể thay
đổi. Những gì từng có vẻ khả thi thì nay không còn khả thi nữa. Thay vì tỏ
ra thất vọng, chúng ta nên linh hoạt.

Thay đổi các mục tiêu theo hoàn cảnh thay đổi

Tất cả chúng ta đề ra mục tiêu dựa trên một số hoàn cảnh nào đó chúng ta
mong đợi xảy ra trong suốt một dự án. Tuy nhiên, hoàn cảnh hoàn toàn có
thể thay đổi, và những mục tiêu ban đầu có thể phải được điều chỉnh. Để
tiên lượng điều đó, nhiều công ty sử dụng một chương trình đề ra mục tiêu
bao gồm ba cấp độ:

• Phương án 1: Một mục tiêu chính hoặc tiêu chuẩn: Những gì chúng ta dự
định hoàn thành nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.

• Phương án 2: Một mục tiêu thấp hơn một chút. Nếu các điều kiện thay đổi
và rõ ràng chúng ta không thể đạt được mục tiêu chính đã đề ra, thay vì lại
bắt đầu tái định nghĩa mục tiêu, chúng ta có thể chuyển sang phương án này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.