hay không? Đòi hỏi học vấn cao hơn (hoặc bất kỳ bằng cấp, học vấn nào
khác) hơn mức cần thiết có nhiều bất lợi hơn là có lợi. Chắc chắn là chúng ta
có thể có được những người thông minh hơn hoặc sáng tạo hơn, nhưng vì
những người này sẽ không bị thách thức bởi công việc đó, cho nên họ có thể
không đạt năng suất cao như những người có học vấn thấp hơn. Những
người thấy chán công việc cũng là những người hay ta thán, thường nghỉ
không có lý do chính đáng hơn và mau chóng xin thôi việc hơn. Quan trọng
hơn nữa là chúng ta có thể sẽ loại đi những ứng viên có khả năng nhất cho vị
trí do đặt nặng khía cạnh lý lịch.
Khi Lynn được chấp thuận đưa thêm một nhân viên kế toán vào đội ngũ của
mình, cô bảo với phòng nhân sự rằng cô cần một người có ít nhất 10 năm
kinh nghiệm về sổ sách hoặc kế toán. Liệu điều này có thực tế không? Khi
được hỏi tại sao lại cần tới 10 năm kinh nghiệm, Lynn đáp: “Ứng viên càng
có nhiều kinh nghiệm thì sẽ càng biết nhiều và vì vậy sẽ làm việc có hiệu
quả hơn.” Liệu có phải số năm kinh nghiệm luôn tỷ lệ thuận với tay nghề
chuyên môn hay không? Không nhất thiết là như vậy. Tất cả chúng ta đều
biết những người làm việc 10 năm nhưng kinh nghiệm chỉ tương đương một
năm.
Chúng ta cũng biết có những người khác gặt hái được kỹ năng tuyệt vời chỉ
trong một thời gian rất ngắn.
Chỉ dựa trên số năm làm việc thôi thì không thực sự đo lường được tay nghề
chuyên môn, Lynn suy nghĩ lại những đặc điểm thực tế của công việc. Thay
vì đòi 10 năm kinh nghiệm, cô lên một danh sách những yếu tố mà người
nhân viên mới cần mang đến cho công việc và nên vững vàng ra sao trong
mỗi một yếu tố. Bằng cách hỏi những ứng viên các câu hỏi về mỗi yếu tố, cô
có thể xác định tại buổi phỏng vấn là ứng viên này có hiểu biết tới mức nào
và những gì quan trọng đối với công việc mà anh/ chị ta từng thực sự làm
trong mỗi lĩnh vực.
Liệu điều này có nghĩa là những năm kinh nghiệm không cần thiết lắm?
Không. Thường thì cách duy nhất một người có thể gặt hái được kỹ năng