Charter. Nhờ thế, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp ba lần và tôi có thể ung
dung bán cổ phiếu để thu về một số tiền lời lớn. Tôi đã có một chút may
mắn khi đầu tư vào cổ phiếu của tập đoàn này. Nếu tôi bán cổ phiếu của
Charter ngay khi có thể thu hồi vốn, tôi đã không thể thu được lợi nhuận
vào ba năm sau. Có lẽ đây là bài học cần được học từ những tình huống
hiểm nghèo này.
BÁN CỔ PHIẾU: BIẾT KHI NÀO CẦN NẮM, KHI NÀO CẦN ÔM
Đây có lẽ là lúc thích hợp để bàn luận về nửa kia của phương trình đầu tư -
khi nào thì nên bán. Một tin không tốt là việc bán cổ phiểu làm cho việc
mua xem ra đơn giản: mua khi giá cổ phiếu rẻ, khi có dấu hiệu đi xuống
trong một chừng mực nhất định, khi nó chưa được biết đến, mua khi những
người trong cuộc không có động cơ, khi bạn có một lợi thế, khi không có ai
muốn sở hữu nó, mua bất cứ khi nào những cổ phiếu đó có giá trị. Nhưng
việc bán cổ phiếu lại là việc tương đối khó khăn. Khi nào nên bán? Câu trả
lời ngắn gọn là: Tôi không biết. Tuy nhiên, tôi biết có một vài mẹo nhỏ.
Đầu tiên, bạn phải đoán xem khi nào cần bán một cổ phiếu có dính líu đến
một vài vụ giao dịch đặc biệt. Điều đó dễ hơn việc xác định khi nào nên
bán một cổ phiếu thông thường. Đó là bởi vì cơ hội mua chỉ có trong một
thời gian nhất định. Dù bạn có sở hữu cổ phiểu của một công ty con được
hình thành sau một công ty phá sản, hay cổ phiếu của công ty sáp nhập,
hoặc cổ phiếu mới phát hành sau phá sản, luôn có một thời điểm đặc biệt để
tạo nên cơ hội mua tốt. Hi vọng là, ở một thời điểm nào đó sau khi cơ hội
đó diễn ra, thị trường sẽ nhận ra giá trị được khám phá nhờ sự thay đổi kỳ
diệu của công ty đó. Một khi thị trường có phản ứng, hay những thuộc tính
của cổ phiếu đã hấp dẫn bạn được biết đến, thì lợi thế của bạn về căn bản
có thể sẽ giảm bớt. Quá trình này có thể mất vài tuần đến vài năm. Động cơ
để bạn bán cổ phiếu có thể là sự tăng về bản chất của giá cổ phiếu hay sự
thay đổi những vấn đề cơ bản của công ty (chẳng hạn như công ty làm ăn tệ
hơn là bạn tưởng).