Tập đoàn American Express/Lehman Brothers
Tháng 1 năm 1994, xuất hiện một thông tin lan rất nhanh là tập đoàn
American Express tuyên bố tách Lehman Brothers thành một công ty hoạt
động độc lập. Lehman Brothers vốn là một công ty đầu tư lâu đời trong lĩnh
vực ngân hàng mà American Express đã mua vào đầu những năm 1980.
Vào khoảng thời gian mua lại công ty này, dưới sự lãnh đạo của giám đốc
điều hành trước đó, các nhà đầu tư có ý tưởng biến American Express trở
thành “một thị trường tài chính lớn mạnh”. Sau một thập niên cố gắng tìm
hiểu nhưng vẫn chưa tìm ra, ban giám đốc của American Express quyết
định chuyển nhượng phần còn lại của Lehman cho các cổ đông. Khi hồ sơ
được hoàn tất và phê chuẩn vào tháng 4 năm 1994, tôi quyết định nghiên
cứu kỹ hơn về công ty Lehman Brothers mới được thành lập này.
Theo thông tin từ hồ sơ và các bài báo, Lehman Brothers luôn phải đầu tư
rất nhiều để thu về được những khoản doanh thu tính bằng đô la trong lĩnh
vực đầu tư của họ. Năm ngoái, họ đã mất rất nhiều tiền, và nổi tiếng vì có
những khoản lợi nhuận cực kỳ bấp bênh. Các cổ đông của công ty không
chỉ có những khoản lương thưởng rất lớn mà còn nắm giữ một số lượng cổ
phiếu tương đối trong công ty mới thành lập. Trong hầu hết các công ty, và
đặc biệt là ở phố Wall, người được tuyển dụng luôn mong muốn có được
khoản lương thưởng lớn nhất. Hầu như tất cả các giám đốc điều hành cấp
cao của Lehman đều không có mối dây liên kết nào gắn chặt với tương lai
của cổ phiếu công ty. Tôi có thể giải thích thế này: Có một cơ hội tốt khi
phân chia lợi nhuận giữa nhân viên và các cổ đông. (Cách thức chia là hai
cho tôi - một cho bạn, hoặc một cho bạn - hai cho tôi, v.v…). Trừ trường
hợp giá cổ phiếu của Lehman giảm nhiều (theo giá trị sổ sách), tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp đầu tư khác, tôi sẽ không còn muốn đầu tư vào đó
nữa.
Nhưng có một điều gì đó đã hấp dẫn tôi. Theo nguồn tin từ một bài báo,
American Express gặp phải khó khăn là các tổ chức đầu tư không mấy