lớn, được ngẫu nhiên định đoạt theo một số chiều hướng nhất định.”
Sự định hướng này đòi hỏi sự đồng thuận. Nó đòi hỏi sự chấp nhận. Chúng ta cần
phải chấp nhận việc vài sự ngẫu nhiên sẽ xảy ra đối với bản thân.
Tôi không thể chỉ từ bỏ! Tôi muốn tranh đấu!
Bạn biết rằng bạn không phải là người duy nhất phải chấp nhận những gì mình
không yêu thích, phải vậy không? Đó chính là một phần hoàn cảnh của con người.
Nếu ai đó coi các tín hiệu giao thông là dành riêng cho họ, chúng ta sẽ cho là họ bị
điên.
Thế nhưng đó lại chính là điều cuộc sống đang làm với chúng ta. Nó bảo chúng ta
dừng lại ở đây. Khi một vài giao lộ bị chặn hoặc chúng ta đã đi nhầm đường mà quay
lại thì rất bất tiện, chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách la hét hay tranh
cãi. Đơn giản là chúng ta phải chấp nhận nó.
Khi một bác sĩ cho bạn một yêu cầu hay một chẩn đoán – ngay cả khi chúng trái
ngược với mong đợi của bạn – bạn sẽ làm gì? Bạn chấp nhận nó. Bạn không cần phải
thích thú hay hưởng thụ việc điều trị, song bạn biết rằng phủ nhận nó thì chỉ làm
chậm việc chữa lành.
Sau khi phân biệt được điều gì phụ thuộc vào bạn và điều gì không, và khi điều tồi tệ
xảy ra mà bạn không kiểm soát... bạn chỉ có duy nhất một lựa chọn: chấp nhận.
Cú nhắm không trúng đích.
Khoản tiết kiệm về số không.
Thời tiết làm nhỡ chuyến hàng.
Hãy tự nhủ rằng: Đó chính là cuộc sống. Mọi sự đều ổn cả thôi.
Bạn không cần phải thích điều gì đó để có thể kiểm soát hoặc sử dụng nó một cách có
lợi. Khi nguyên nhân của vấn đề không phải do chúng ta, tốt hơn là hãy chấp nhận
nó và bước tiếp. Dừng đấm đá nó, hãy hiểu và chấp nhận nó. Những nhà khắc kỷ có
tên gọi đẹp cho thái độ của họ. Họ gọi đó là “Nghệ thuật Phục tùng”.
Hãy làm rõ điều này, nó không giống với việc từ bỏ. Sự phục tùng chẳng liên quan gì
đến hành động – nó là dành cho những thứ miễn nhiễm khỏi hành động. Nói về cách
mọi việc nên là thì dễ dàng hơn. Để chấp nhận sự việc như chính nó thì cần có sự
cứng rắn, khiêm nhường và ý chí.