Mọi sự kiện bên ngoài đều có thể có lợi như nhau nếu chúng ta dám lật ngược và sử
dụng chúng. Chúng có thể dạy cho chúng ta một bài học mà chúng ta miễn cưỡng
học trong hoàn cảnh khác.
Chẳng hạn, năm 2006 huấn luyện viên đội Lacker, Phil Jackson, đã chịu một chấn
thương ở hông kéo dài và sau phẫu thuật ông chỉ vận động một cách hạn chế ở ghế
huấn luyện viên bên sân đấu. Phải ngồi ở chiếc ghế kiểu của thuyền trưởng gần các
cầu thủ, ông không thể chỉ đạo hay tương tác với đội theo cùng một cách. Lúc đầu,
Jackson lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của ông. Nhưng thực tế
việc ngồi phía xa lề sân đấu lại càng làm gia tăng quyền lực của ông. Jackson đã học
được cách khẳng định bản thân mà không cần phải hống hách như ông đã từng làm
trong quá khứ.
Nhưng để hưởng được những lợi ích không ngờ này, trước hết chúng ta phải biết
cách chấp nhận những cái giá không ngờ – cho dù lúc đầu chúng ta không muốn có
chúng.
Thật không may, chúng ta lại thường quá tham lam cho việc đó. Theo bản năng,
chúng ta nghĩ về việc muốn các tình huống tốt hơn nhiều như thế nào. Chúng ta bắt
đầu nghĩ về những gì chúng ta nên có. Hiếm khi chúng ta xem mọi thứ có thể đã tồi
tệ hơn nhiều như thế nào.
Và mọi sự có thể luôn luôn tồi tệ. Nếu lần tới bạn:
Mất tiền bạc?
Hãy nhớ, bạn đã có thể mất một người bạn.
Mất công việc này?
Vậy nếu chúng ta mất đi một tay/chân?
Mất đi ngôi nhà?
Bạn đã có thể mất tất cả.
Thế nhưng chúng ta vẫn lúng túng và phàn nàn về những thứ bị lấy đi khỏi chúng
ta. Chúng ta vẫn không thể trân trọng những gì chúng ta có.
Sự ngạo mạn ở ý niệm rằng chúng ta có thể thay đổi mọi thứ, ở một khía cạnh nào đó
là khá mới mẻ. Trong một thế giới mà chúng ta có thể phát tán tài liệu ra khắp thế
giới chỉ trong một phần ngàn giây, nói chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ đâu qua hình