B
TÁI BÚT
Giờ bạn đã là một Triết gia. Xin chúc mừng.
Là một nhà triết gia không phải chỉ đơn thuần là có những suy nghĩ tinh tế, hay
thậm chí tìm được một trường phái... Đó là việc giải quyết được một số vấn đề của
cuộc sống, không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn về mặt thực tế.
– Henry David Thoreau.
ây giờ bạn đã gia nhập hàng ngũ của Marcus Aurelius, Cato, Seneca, Thomas
Jefferson, James Stockdale, Epictetus, Theodore Roosevelt, George
Washington và nhiều người khác.
Những con người này đã nghiên cứu và thực hành một cách rõ ràng chủ nghĩa khắc
kỷ – chúng ta đều biết rõ điều này. Họ không phải là các học giả mà là những con
người của hành động. Marcus Aurelius là hoàng đế của đế chế hùng mạnh nhất trong
lịch sử thế giới. Cato – tấm gương đạo đức đối với nhiều nhà triết học, không bao giờ
viết gì ngoài những điều bảo vệ cho nước cộng hòa La Mã bằng sự dũng cảm mang
đậm tính khắc kỷ cho đến tận cái chết của mình; ngay cả Epictetus, một giảng viên,
cũng không có một đường công danh êm ái – ông từng là một nô lệ.
Frederick Đại đế được cho là đã đồng hành cùng với những tác phẩm của các nhà
khắc kỷ trong túi yên của mình, vì theo cách nói của ông, chúng có thể “giúp ta đứng
vững trong những lúc bất hạnh”. Montaigne, chính trị gia và là một nhà viết tiểu
luận đã khắc một câu nói của Epictetus lên thanh xà ngang phía trên chỗ làm việc
của mình. George Washington biết đến chủ nghĩa khắc kỷ qua những người hàng
xóm khi 17 tuổi, sau đó ông dựng một vở kịch về Cato để truyền cảm hứng cho
người của mình trong mùa đông đen tối ở Thung lũng Forge.
Khi Thomas Jefferson qua đời, ông đã có một cuốn sách của Seneca gối đầu giường.
Các lý thuyết kinh tế của Adam Smith về sự liên đới lẫn nhau trong thế giới chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi chủ nghĩa khắc kỷ mà ông đã học từ thời học sinh từ một giáo viên
đã dịch các tác phẩm của Marcus Aurelius; Eugène Delacroix, họa sĩ trường phái
Lãng mạn Pháp nổi tiếng [được biết đến nhiều nhất qua bức tranh Liberty Leading
the People
40
] là một nhà khắc kỷ nhiệt thành, ông gọi đó là “niềm an ủi tôn giáo”