khác nghĩ là vượt quá giới hạn, để từ đó sáng tạo ra một thứ hoàn toàn mới. Không ai
tin Apple sẽ làm ra được những sản phẩm như bây giờ. Thực tế là Jobs đã bị loại khỏi
công ty vào năm 1985 vì thành viên hội đồng lúc đó nghĩ rằng việc Apple đặt chân
vào lĩnh vực đồ gia dụng là một kế hoạch điên rồ. Tất nhiên là họ đã sai.
Jobs đã học cách gạt đi mọi lời phán xét và sự phản đối – vốn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.
Khi ông yêu cầu một loại kính đặc biệt cho chiếc iPhone đầu tiên trong thời hạn vượt
quá khả năng, ông đã khiến các nhà sản xuất kinh hãi. “Chúng tôi không thể làm
được”, họ nói. “Đừng sợ,” Jobs trả lời, “các vị có thể làm được. Đặt hết tâm trí vào đó,
các vị sẽ làm được.” Chỉ qua một đêm, các nhà sản xuất biến công xưởng thành một
nhà máy sản xuất kính khổng lồ và trong sáu tháng họ đã làm đủ kính cho toàn bộ lô
điện thoại đầu tiên.
Điều này hoàn toàn khác với những gì chúng ta đã được dạy để hành động. Hãy thực
tế. Nghe góp ý. Phối hợp tốt với người khác. Thỏa hiệp. Người ta bảo vậy. Vậy nếu
“người ta” sai thì sao? Những tri thức thông thường liệu có quá bảo thủ? Những
phản ứng tức thời, phổ biến nhất như phàn nàn, trì hoãn và bỏ cuộc là thứ kìm hãm
chúng ta.
Một nhà kinh doanh là người có niềm tin vào khả năng tạo ra thứ của mình khi chưa
có gì trước đó. Với họ, việc chưa từngcó ai làm điều này lại là một điều tốt. Khi được
giao một nhiệm vụ không công bằng, họ nhìn nó như một cơ hội để thử xem mình
có gì, để cống hiến tất cả những gì họ có, trong khi biết rất rõ là để chiến thắng sẽ rất
khó khăn.
Họ xem chúng như một cơ hội, bởi trong tình trạng không còn gì để mất, chúng ta
trở nên sáng tạo nhất.
Ý tưởng tốt nhất của chúng ta đến từ đó, khi các trở ngại soi rọi những lựa chọn mới.