là phóng tên, sáng sớm hôm sau sai lính xét, thu được nhiều xác chết bèn
đem chôn giấu dưới chân núi Thất Diệu. Từ đó thành xây mỗi ngày một
cao, con sông Vàng đào mỗi ngày một rộng, một sâu nối với sông Cái và
sông Đực.
Một hôm vua cùng con gái bơi thuyền trên sông thì thấy thần sông
hiện lên hỏi, nhà vua có thành rồi, lấy gì để giữ thành? Vua bối rối không
biết trả lời sao. Thần bảo, nhà vua hãy đi về đằng Đông, sẽ gặp người hiến
kế, còn ta cho nhà vua cái lẫy nỏ này. Con gái vua là người tinh ý, nhìn là
biết, nghe là hiểu. Sau này khi nàng lấy Trọng Thủy, trong đêm ân ái, nàng
đã kể tất cả với chàng. Trọng Thủy nói với Mỵ nương, tên đồng của vua
cha ư, có gì ghê gớm, nhà Hán ở Trung Nguyên đã dùng tên sắt rồi. Trọng
Thủy sau khi làm rể An Dương Vương, thì tất cả những bí mật của thành ốc
không còn là bí mật nữa. Mà Trọng Thủy biết thì Trệu vương cũng biết.
Nhờ thế sau này Triệu Đà đã chọn một tốp binh sĩ tinh nhuệ núp sau đàn
trâu lội qua sông, lọt theo các cửa cống vào ém trong thành ốc, để làm nội
ứng. Khi quân của Triệu vương đánh vào thành ốc, An Dương Vương mới
nhận ra rằng bấy lâu nay người nuôi ong tay áo. Cái chết của Mỵ Châu thật
bi thảm, nhưng tấm lòng yêu thương mới trong trắng và đẹp đẽ biết bao.
Liệu chuyện tình Trọng Thủy - Mỵ Châu do bà già kể có phải là
chuyện thật? Hay đó là do dân gian tưởng tượng ra để bào chữa cho việc
An Dương Vương để mất thành ốc? Ai mà biết chắc. Có một điều Trắc tin,
lịch sử không phải chỉ được ghi trong sách vở mà còn được lưu lại trong ký
ức dân gian, sẽ sống mãi về sau.
Lời bình của Trắc: Ngày đó ta đã đi thăm thành ốc không chỉ một lần,
câu chuyện thành ốc đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về chiến tranh, về tình
yêu, về cuộc đời. Những người cùng thời với đồng chí nhà văn đã không
hiểu Mỵ Châu, đã gán cho nàng nhiều tội. Thật không công bằng. Ta có thể
chia sẻ với đồng chí nhà văn.