"Em muốn ăn sống cái này."
Môn không chịu được, đứng thẳng lên, bế thốc Nhài bước vào khoang.
Cô gái tự cởi bỏ yếm, kéo ngược chiếc váy lên trên. Môn đưa hai tay vuốt
nhẹ dọc theo đùi non Nhài, rồi xoa lên háng khiến Nhài rùng mình, rên ư ử.
Môn cúi xuống, uốn lưỡi đánh nhẹ vào giữa ngực, nơi Nhài thấy ngứa
ngáy. Nhài bảo, Môn ơi làm thế thì Nhài chết mất. Môn bảo, Môn có thuốc
hồi sinh, sẽ cứu Nhài sống lại. Nhài co chân, dùng ngón cái kéo tụt chiếc
khố của Môn, rồi quặp lấy cổ Môn, rên rẩm: Nhài muốn chết, Nhài muốn
chết...
Lúc Nhài ôm lấy Môn, chủ động đưa Môn vào thế giới khoái lạc, trăng
non mới nhú.
Nhài là người ở vùng chuyên trồng cây chè thuộc hương Hạ Đan, nhân
xem gánh hát của ông Trùm, quen với Môn, mê Môn rồi theo luôn. Môn là
cánh tay phải của ông Trùm, đã cứu ông khỏi chết đuối do đắm thuyền ở
cửa sông Lục Đầu. Gánh hát sống với nhau như một gia đình. Trong gánh
hát, Nhài vừa như người mẹ lo lắng ăn ngủ cho tất cả mọi người, lo cho
ông Trùm như thể con gái lo cho cha, chăm sóc cho Môn như cho một
người tình. Nhài để ý, thấy đến đâu ông Trùm cũng có đàn bà, đôi lúc cũng
nảy sinh ghen tuông, không hiểu ông Trùm có sức hấp dẫn thế nào, để
không ai từ chối ông. Ông Trùm lúc đầu không để ý đến Nhài, nhưng rồi
trên con đường lãng du, hình ảnh đứa con gái có hơi trai lúc nào cũng tươi
rói, thấm dần vào tâm trí, khiến ông có cảm giác, Nhài như một phần của
cuộc đời mình, an ủi và làm cho ông quên hết mọi mệt nhọc.
Sở dĩ hôm ấy ông Trùm cho nghỉ diễn, vì ông Trùm cũng có cuộc hẹn.
Ông Trùm ra khỏi thành Liên Lâu, leo lên gò Thuận Sơn. Con đường rợp
bóng cây cổ thụ, cỏ gai và dây leo quấn vào nhau, thật khó đi. Ông Trùm đi
quãng một trống canh thì đến đỉnh gò. Đỉnh gò là một bãi đất bằng phẳng,