Mé trong của sân là một hàng rào sắt thấp, mé ngoài là một bức tường cao trên hai thước.
Ðó là hai đường biên dọc “thiên nhiên.” Ban tổ chức chỉ phải rắc vôi từ hàng rào sắt tới bức
tường là có thêm hai đường biên ngang “nhân tạo.”
Không hiểu có phải vì biết ngày nay tại đây có tổ chức cuộc thi đấu bóng đá hay không mà
mười năm trước người ta đã trồng ở mỗi đầu sân một cây phượng. Ban tổ chức vui vẻ trồng
thêm mỗi bên một cây trụ nữa rồi bắc một thanh gỗ ngang qua cây phượng. Thế là hai
khung thành xuất hiện. Sau đó, người ta đi mua bốn cái lưới bóng chuyền đem về cắt ra may
lại thành hai cái lưới khổ lớn rồi đem phủ lên phía sau khung gỗ để biến nó thành khung
thành quốc tế thực sự.
Và trong mấy ngày qua, những trận đấu giữa các khu phố đã diễn ra sôi nỗi, gay go, quyết
liệt không thua gì những trận đấu giành cúp thế giới ở Tây Ban Nha mùa hè 82.
Những cuộc thi đấu bóng đá, dù ở bất cứ đẳng cấp nào, lứa tuổi nào vẫn bộc lộ đầy đủ tính
bất ngờ, hấp dẫn của nó, đem lại cho người xem những cảm xúc đẹp đẽ.
Giải bóng đá sân nhỏ giành cho thiếu nhi thu hút một khối lượng khán giả đáng kể. Những
trận sau người xem càng đông hơn trận trước. Không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng chen
nhau đứng chật quanh sân.
Như chiều nay chẳng hạn, ba giờ trận đấu mới bắt đầu mà hai giờ khán giả đã xô đẩy, chen
lấn nhau loạn xạ rồi. Ai cũng muốn đứng đằng trước để coi cho “đã con mắt.” Sợi dây thừng
Ban tổ chức căng quanh sân để ngăn cách khán giả với sân bóng cứ bị hàng chục bàn tay
kéo tới kéo lui hoài.
Khán giả người lớn cũng ồn ào không thua gì khán giả con nít. Họ túm năm tụm ba bàn tán,
bình luận về những trận đấu đã qua và tiên đoán, cãi cọ về những trận đấu sắp tới, họ là
những người dân ở trong phường và liên quan không ít thì nhiều với các cầu thủ của chúng
ta. Họ là cha chú hoặc cậu duợng hoặc ít nữa cũng là láng giềng của một cầu thủ tí hon nào
đó. Họ tới sân để trước hết ủng hộ con cháu của mình với tư cách... tổ viên tổ dân phố. Thế
là họ thả sức ồn ào, tranh luận và theo như những lời tác giả nghe lóm được thì ai cũng cho
“thằng con tui”