nó. Môn công phu này và Phật pháp, tập tục có liên quan với nhau, chuyên
lấy việc hủy diệt xác chết vạn vật làm tôn chỉ. Nhưng người Trung Nguyên
thấy vậy không khỏi lấy làm kinh hãi. Hai kẻ vừa đến tập kích hôm qua,
nếu ta nhìn không sai, chính là 'Mã sát' La Hổ và 'Ngưu sát' Cao La.
"Ta bày kế nhử địch thành công, lưu lại một cánh tay của Cao La,
nhưng bọn chúng sẽ tuyệt đối không chịu buông xuôi. Cho nên ta ước đoán,
hôm nay chúng nhất định sẽ cướp tiêu."
Đang nói, chợt nghe thấy có người giọng khàn khàn hát vang ở phía
bên trái:
"... Chỉ thấy hắn tay cầm dao nhìn chằm chằm ta, dọa cho ta run rẩy
giãy giụa, hồn vía lên mây. Lập tức, máu me nhơ nhớp vung vãi đầy đất.
Xương, thịt và da ta bị cắt đứt lìa. Con dao sắc dùng để chặt xé, con dao
cùn dùng để xén lát mỏng. Ta bị đem cân từ cân công đến cân tư. Kẻ chấp
pháp đứng bên cạnh săm soi, Trương Đạn Áp nâng chọn phần thịt lưng
trước tiên, Lý Cung Binh miễn cưỡng lấy phần sườn..." (10)
Đây vốn là một bài tản khúc phương Bắc, tên gọi "Ngưu Tố Oan", tả
tình cảnh thê thảm của con trâu cày bị mổ thịt (10). Thời khắc này, ai đó
bỗng nhiên gào nó lên trong thung lũng trống trải mênh mông, người nghe
được không khỏi thấy ê buốt chân răng.
Dư Quả Lão sắc mặt biến đổi, quát lên:"Chạy mau!" Nói đoạn, đã đoạt
lấy cương ngựa trong tay Nhị Bỉnh, vung roi quất xuống, trong thung lũng
liền truyền ra một tiếng "chát" khô khốc, con ngựa kéo xe phi nhanh như
chớp về phía trước - Trước khi rời Lâm Đồng, Dư lão nhân đã đổi ngựa.
Con ngựa đó chạy thật nhanh, nhưng dù nhanh như vậy, cũng chạy không
thoát âm thanh từ hai bên đường luồn thẳng vào trong thùng xe. Chỉ nghe
tiếng trâu, tiếng ngựa, tiếng dê, tiếng chó, tiếng lợn, dường như đều là tiếng
kêu của con vật bị giết mổ, vang vọng liên miên, bên trong còn xen lẫn