đem ra nữa. Còn bà Nghiêm một khi ngồi vào bàn mạt chược thì bà sợ lắm.
Bà lo có người lên tiêm, lo ông Nghiêm tìm, thần hồn nát thần tính, từ đầu
đến giờ chưa thắng ván nào nên cũng chán. Mao Mao thì như “đi học với
Thái tử”, có cũng được không cũng xong, thấy mọi người không hứng thú
cũng mong cho tan sớm. Chỉ có Xasa là nhiệt tình, thắng phần lớn, thẻ nợ
của mọi người đều dồn cả đến trước mặt anh ta. Rốt cuộc, không phải Xasa
đến đánh với mọi người mà ba người đánh bạc với anh ta. Cuối cùng đánh
xong mười sáu vòng đông tây nam bắc, bà Nghiêm nói không đánh nữa,
ông Nghiêm sẽ nổi nóng. Mao Mao cũng nhân thể nói phải về, Kỳ Dao thì
ngoài miệng mời mọc nhưng trong lòng thì hả hê. Xasa tiếc rẻ, nói mới bắt
đầu đánh mà đã thôi sớm thế! Đúng lúc ấy thì đài của nhà hàng xóm báo
mười một giờ. Mọi người như không tin, nói: muộn thế rồi sao? Bà Nghiêm
than vãn:
- Đánh mạt chược thì không còn biết giờ giấc là gì nữa!
Bà tỏ ra tiếc. Cũng như khi đến, họ chia làm hai tốp để về. Bà Nghiêm về
trước. Xasa và Mao Mao về muộn hơn. Trong hẻm đã yên tĩnh lắm rồi,
tiếng xích xe đạp của hai người vang rất xa.
Lần sau Mao Mao đến, bà Nghiêm và Kỳ Dao đều trách anh đưa anh bạn
kia đến, anh ta không hợp với mọi người thì làm sao tin cậy được? Hơn nữa
cũng chẳng có chuyện gì để nói. Mao Mao nói:
- Xasa là bạn bài bạc, thân lắm. Bố anh ta là cán bộ to, ở Diên An được đi
học Liên Xô, lấy vợ người Liên Xô, đẻ ra anh ta, cái tên Xasa như tên trẻ
con Liên Xô! Sau đấy bố chết, mẹ về Liên Xô, từ nhỏ sống với bà nội ở
Thượng Hải, người không khoẻ lắm, không thi được đại học, chỉ ở nhà.
Nghe lai lịch của Xasa bà Nghiêm và Kỳ Dao càng sợ hơn, Mao Mao cười,
không giải thích gì thêm, chỉ nói yên tâm. Lần sau, Mao Mao lại đưa Xasa
đến, vẫn cảnh giác, không thể quen ngay được. Xasa vui tính, hiểu biết
rộng, hiểu biết ở khía cạnh khác, nhưng cũng đủ làm mọi người mở rộng