TRƯỜNG HẬN CA - Trang 386

CHƯƠNG III


10. Người có biệt danh Cô-lo

“Cô-lo tiên sinh” ấy là những nhân vật sang trọng, giàu có, gặp nhiều trong
những năm 50 và 60. Trong xã hội mới, những người này vẫn giữ phong
cách cũ, lấy bảo thủ để thúc đẩy tiến bộ. Biệt danh “Cô-lo” bắt nguồn từ
tiếng Anh “colour”, biểu hiện đặc trưng văn hoá thời thực dân. Tiếng Anh
này trở thành khẩu ngữ dân gian của thành phố, ý nghĩa cũng mở rộng, theo
thời gian, càng ngày càng xa ngữ nghĩa. Những người được gọi là “Cô-lo
tiên sinh” cho đến những năm 80 hầu như không còn, còn dăm ba người thì
cũng đã lớn tuổi, khuôn mặt đã biến đổi, mọi người quên dần cái tên ấy.
Nhưng thật kỳ quái, giữa những năm 80, không biết từ đâu xuất hiện những
“Cô-lo” mới, những người này bằng lòng buồn tẻ hơn những “Cô-lo tiên
sinh” thời trước, vẻ mặt hiền lành, không tỏ ra bịp đời, phỉnh phờ thiên hạ.
Trong đám đông qua lại, ít ai nhận ra bóng dáng những người này. Vậy thì
tìm họ ở đâu?

Khi mọi người đổ xô đi sắm bộ giàn loa thì con người ấy thích đĩa hát cũ;
mọi người chuộng các loại máy ảnh Nikon, Minolta tự động thì những nhân
vật ấy chơi máy ảnh Rolex 120, tay đeo đồng hồ cơ, uống cà-phê phin, dùng
kem cạo mặt, chơi máy chiếu phim đèn chiếu, đi giày mõm nhái... đích thị
đó là “Cô-lo tiên sinh”. Mỗi khi tìm thấy những vị này, đừng nhìn anh ta,
hãy nhìn những gì thời thượng trước mắt, bất giác nhận ra cái thô bỉ, tầm
thường của thời thượng. Giữa xô bồ ồ ạt mọi thứ không thể nào làm tỷ mỷ
cẩn thận được. Giống như đang bị rượt đuổi, từng đợt từng đợt liên tiếp bứt
phá. Vừa đòi hỏi nhiều, vừa đòi hỏi nhanh, thế là không thể không bớt
công, cắt xén nguyên liệu, làm dối làm ẩu, càng ngày càng sa sút. Cứ nhìn
vào các cửa hiệu áo quần thì rõ, trên tường, trên giá, trong tủ và cả những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.