TRƯỜNG HẬN CA - Trang 48

cho Kỳ Dao, ông nghĩ, cái đẹp của Kỳ Dao đang bị mai một. Sau đó, để bù
lại, nhà đạo diễn nhờ một người bạn làm nghề chụp ảnh chụp cho Kỳ Dao
mấy kiểu ảnh sinh hoạt, quả nhiên những tấm ảnh đó khác xa, trong đó một
tấm ảnh được đăng trong chuyên mục Người đẹp Thượng Hải trên trang bìa
hai của tạp chí Đời sống Thượng Hải.

Chuyện thử ống kính kết thúc, âu cũng là chuyện vặt của xưởng phim. Từ
ấy Kỳ Dao không đến xưởng phim nữa, cô muốn quên chuyện ấy đi, tốt
nhất coi như chưa hề xảy ra. Thế nhưng tấm khăn đỏ trùm đầu và ánh đèn
chói chang thì vẫn xuất hiện mỗi khi nhắm mắt. Cảnh tượng ấy vẫn làm Kỳ
Dao hồi hộp khó hiểu, là phút giây đầy kịch tính trong đời. Phút giây ấy
nhanh chóng qua đi và để lại trong cô sắc màu buồn thương. Có lúc trên
đường đi học về, bất chợt có điều gì đó gợi lại buổi chiều thử ống kính kia.
Năm ấy Kỳ Dao mười sáu tuổi, sự việc làm cô cảm thấy như đã trải qua
nhiều biến đổi lớn lao, cảm thấy mình không còn là mười sáu tuổi nữa. Kỳ
Dao còn có ý tránh mặt Bội Trân, làm như Bội Trân thấy rõ mọi điều thầm
kín của mình. Sau buổi học Bội Trân rủ đi đâu thì mười cuộc cô tìm lý do từ
chối đến chín. Mấy lần Bội Trân đến tận nhà rủ đi chơi, cô cũng bảo với mẹ
nói dối không có nhà. Bội Trân nhận thấy Kỳ Dao tránh mặt, bản thân cũng
không thoải mái. Nhưng Bội Trân không mất lòng tin, cho rằng chỉ ít hôm
bạn lại về với mình. Tình cảm của cô trở thành nỗi niềm mong đợi, cô
không đi tìm bạn mới, bởi không muốn ai chiếm vị trí của Kỳ Dao. Cô
thoáng nhận ra nguyên nhân khiến Kỳ Dao tránh mặt là bởi lần thử ống
kính không thành công kia, Bội Trân cũng không đến xưởng phim, hơn thế
cô không còn đi lại với ông anh họ nữa. Lần thử ống kính ấy trở thành
chuyện buồn của hai người, cả hai đều có cảm giác thất bại. Về sau, cả hai
trở nên ít nói, gặp nhau cũng thấy lúng túng rồi vội vã bỏ đi. Trong lớp học,
Kỳ Dao và Bội Trân ngồi hai góc, tuy không đối diện nhưng mỗi người đều
nhận ra sự tồn tại của người kia, giữa hai người là bầu không khí đồng cảm.
Chuyện đến xưởng phim đã kết thúc ở tiếng hô “bấm máy”, trong điện ảnh
gọi đó là hiệu quả định hình, tuy không trở lại nhưng còn mãi trong ký ức.
Lúc này, mọi sinh hoạt ngoài giờ học đã trở lại như xưa, nhưng trong cái
như xưa tưởng chừng có gì đó bị mất đi, lòng bị thương tổn, nhưng thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.