Năm Thẩm Yến năm mươi tuổi, hắn còn thiếu một vạn năm ngàn việc
thiện.
Một năm ấy, toàn bộ Nam triều bạo phát một trận ôn dịch, phạm vi
mắc bệnh trên diện rộng, ước chừng có hơn hai vạn người bị ôn dịch, toàn
bộ Nam triều lâm vào cảnh nước sôi lửa bỏng.
Thẩm Yến biết đây là cơ hội tốt.
Hắn một mình tiến vào khu ôn dịch nặng, điều tra rõ nơi phát sinh ôn
dịch, hắn dốc hết gia tài chữa bệnh miễn phí cho những người bị ôn dịch,
bên người chỉ mang theo mỗi linh bài của Tạ Uyển. Mỗi khi trị một người,
Thẩm Yến đều nói với người bệnh:
“Đây là thê tử của ta, Tạ Uyển.”
Trong trận ôn dịch đó, Thẩm Yến cứu chữa vô số người, chín vạn chín
ngàn chín trăm chín mươi chín việc thiện vừa vặn đạt tới.
Hết đợt ôn dịch, do từng ngày từng ngày cứu chữa người bệnh nên
tinh thần hắn đã hao tổn nặng, sức khoẻ cũng bị tổn thương nhiều, Thẩm
Yến vốn đã bước nửa bước vào quan tài, lúc này cũng chỉ còn lại hơi tàn.
Thẩm Yến ôm linh bài của Tạ Uyển được nâng về phòng nhỏ trên núi.
Ngày hồi quang phản chiếu[4], Thẩm Yến tự mình lấy nước rửa mặt
chải đầu một phen, còn đặc biệt dùng đậu đen và dấm chua để nhuộm đen
lại đầu đầy tóc bạc. Mặc áo bào cuối cùng Tạ Uyển đã làm cho hắn khi
nàng còn sống, Thẩm Yến hơi thấp thỏm hỏi:
“Bích Đồng, A Uyển có chê ta già hay không?”
[4] Hồi quang phản chiếu: xuất phát từ Phật giáo, ý chỉ người sắp chết
bỗng nhiên có chút tinh thần hưng phấn.