quan năm năm đã bị cuốn vào cuộc chiến đoạt đích và bị lưu đày tới Nam
Cương, sau đó chết bệnh trên đường đi. Đấu tranh chính trị khiến Giang lão
gia thương tâm nên ông nhất quyết phản đối Giang Hà làm quan. Thế
nhưng năm Giang Hà mười lăm tuổi lại lén tham gia khoa cử, thậm chí ông
còn đỗ tam nguyên[1] và trở thành môn sinh của nhà vua năm ấy. Từ đó trở
đi, ông một bước lên mây ở chốn quan trường. Mới ba mươi tuổi đã cắm rễ
tại triều đình; từ Công Bộ, Hộ Bộ, đến Lại Bộ. Cuối cùng trở thành Lại Bộ
Thượng thư đứng đầu sáu bộ; quản lý việc thăng chức, biếm chức, và khảo
hạch quan viên của toàn bộ triều đình Đại Vinh. Nếu sự cố Lương Vương
không xảy ra, chưa biết chừng hiện tại Giang Hà đã lên tới chức thừa
tướng.
Đương nhiên đây là cách nhìn của chính phủ, còn cách nhìn của Cố Cửu
Tư là, “Cữu cữu ta xấu tính cực kỳ, nhưng thích cười tủm tỉm. Nàng nhớ
đừng chọc giận ông ấy.”
“Tính ông ấy phách lối, nếu nói năng làm nàng bị tổn thương thì hãy tha
thứ cho ông ấy, để ta chửi thay nàng là được. Nàng cứ chuẩn bị sẵn đại phu
bôi thuốc cho ta, ông ấy thích đánh vào mặt ta lắm.”
“Nàng không cần lo gì khác, mọi chuyện đã có ta, nàng chỉ cần chuẩn bị
sẵn đại phu thôi.”
Cố Cửu Tư cường điệu những lời dặn dò này tới tận lúc cả nhà có mặt tại
cổng Hình Bộ và nghiêm chỉnh đứng chờ. Chẳng mấy chốc, bên trong
truyền ra tiếng bước chân rồi một bóng người xuất hiện ở cổng.
Đập vào mắt Liễu Ngọc Như là một người được nhuộm màu vàng kim từ
đầu đến chân. Ông mặc áo ngoài màu vàng óng ánh, bên trong là áo đơn
màu trắng, hông đeo ngọc bích trắng[2], tóc buộc quan vàng nạm ngọc.
Nhìn ông khoảng ngoài ba mươi, dung mạo vô cùng tuấn tú. Khuôn mặt
này có đôi nét giống Cố Cửu Tư nhưng chắc vì vào độ tuổi chín muồi nên