Hắn nghĩ mình sinh ra để chuộc tội.
Hắn nghĩ mình sẽ dâng hiến cả đời cho Đại Hạ và trả giá thay bá tánh, để
xứng đáng với sự hy sinh của Tần Uyển Chi.
Song khi gặp Cố Cẩm, hắn mới biết mình chỉ là người phàm trần. Hắn sẽ
yêu thương, sẽ sợ hãi, sẽ ao ước có mái ấm riêng cùng một cô nương bầu
bạn bên hắn cả đời.
Năm Chu Bình gần ba mươi tuổi, đứa con đầu tiên của hắn chào đời.
Cố Cẩm mới chỉ hai mươi hai, cách biệt tuổi tác làm Chu Bình lo sốt vó,
nhất là khi Chu Tư Quy trở về. Hắn nhớ mãi một lời nói đùa năm xưa; lúc
đó Cố Cửu Tư và Chu Diệp từng nảy sinh ý định gả Cố Cẩm cho Chu Tư
Quy.
Hắn chưa bao giờ để râu, vì vậy nhìn hắn khá trẻ trung. Khi sánh bước
bên Cố Cẩm, trông hai người giống một cặp phu thê thiếu niên.
Chu Tư Quy thích chơi bời và rất thân với Cố Trường An; hai người
thường chọi gà bắt chim khiến mọi người cực kỳ hâm mộ. Sau đấy cả hai
tính toán làm một hành trình kéo dài vạn dạm, con của quyền thần cùng
vương gia khoác lên tay nải để dạo chơi giang hồ.
Nhưng Cố Cửu Tư vẫn quản Cố Trường An, hắn đi giữa chừng thì bị bắt
về làm quan trong triều. Còn Chu Tư Quy một đi không trở lại, hắn nức
tiếng là vương gia nhàn hạ và du ngoạn tứ phương quanh năm suốt tháng.
Mười năm sau, Chu Diệp mắc bệnh qua đời. Chu Bình đăng cơ, lấy niên
hiệu là Càn Nguyên.
Dưới sự quản lý của Chu Diệp, Đại Hạ từ lâu đã thành vùng đất thái
bình. Khi Chu Bình tiếp quản, hắn áp dụng chặt chẽ luật pháp cũng như
phương thức vô vi nhi trị[5] để văn hóa hưng thịnh. Cuối cùng danh tiếng